Khi xây nhà ngoài đánh giá về mặt kiến trúc, hoàn thiện của căn nhà. Vấn đề quan trọng không kém đó là lựa chọn vật liệu xây dựng sao cho đúng, chính xác và đem lại hiệu quả cao nhất. Các công trình, ngôi nhà khi xây lên làm sao đảm bảo về mặt kết cấu, không gian sống thật hài hòa.

Đối với các công trình xây nhà trên nền đất yếu như nền đất san lấp ao, hồ, đất ruộng, đất làm vườn, đất ven sông. Yếu tố kết cấu của căn nhà khi xây lên phải đảm bảo được sự an toàn trên hết. Đồng thời đem lại công năng tốt nhất cho người sử dụng. Việc tính toán giảm tải trọng của toàn bộ công trình, gia cố móng phải thật hợp lý.

Rất nhiều người dân khi xây nhà trên nền đất yếu băn khoăn vấn đề này. Vấn đề lựa chọn xây nhà như thế nào sao cho chống lún, chống nứt hết sức quan trọng. Tuy nhiên có thể tập chung đến hai vấn đề chính như sau:

1. Giải pháp kết cấu móng khi xây nhà trên nền đất yếu

Móng nhà là kết cấu quan trọng nhất của toàn bộ công trình. Móng là kết cấu truyền toàn bộ tải trọng của ngôi nhà xuống nền đất. Việc có một kết cấu móng chắc chắn, bền vững giúp toàn bộ căn nhà ổn định và chắc chắn theo. Khi xây nhà trên nền đất yếu vấn đề thi công móng càng được chú ý hơn, phức tạp hơn. Do đòi hỏi yêu cầu cao hơn nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài cho cả công trình.

Đối với các khu vực nền đất yếu cần khảo sát, đánh giá cẩn thận để đưa ra giải pháp xây móng. Các dạng móng đơn, móng băng hoặc sử dụng cừ tràm, đóng cọc bê tông, cọc tre thường được sử dụng. Các giải pháp này sẽ đảm bảo cho sự ổn định, chống lún của công trình. Đồng thời biện pháp thi công không phức tạp có thể áp dụng đa dạng theo từng điều kiện thi công.

2. Lựa trọn vật liệu xây nhà phù hợp

Vấn đề quan trọng không kém giúp nâng cao tính ổn định, hài hòa khi xây nhà trên nền đất yếu. Đó là lựa chọn vật liệu xây dựng sao cho hợp lý. Thông thường đối với những công trình, nhà dân, nhà cấp 4 khi xây mới trên nền đất yếu. Sử dụng vật liệu nhẹ sẽ giúp giảm tải trọng bản thân của cả công trình lên nền đất. Điều đó giúp nâng cao tính ổn định, bền vững và chống lún theo thời gian sử dụng công trình.

Còn đối với những công trình đã xây dựng hoàn thiện xong. Có nhu cầu nâng tầng, sửa chữa cơi nới thêm diện tích để sinh hoạt. Việc sử dụng vật liệu nhẹ là rất quan trọng. Tuy nhiên vật liệu nhẹ hiện nay đa dạng cần phải tìm hiểu và lựa chọn cho đúng loại để xây.

Giải pháp sử dụng Gạch siêu nhẹ | Gạch AAC để xây nhà trên nền đất yếu được đánh gía tối ưu. Đây là vật liệu gạch xây trọng lượng rất nhẹ hiện nay. Trọng lượng của Gạch siêu nhẹ | Gạch AAC chỉ khoảng 1/3 so với gạch đỏ. Việc thi công nhanh chóng, không phức tạp đồng thời khắc phục mọi điều kiện về thời tiết.

Trang chủ gạch bê tông nhẹ AAC: https://gachbetongnhe.com.vn

Nền đất yếu cần dùng gạch siêu nhẹ để xây nhà

Bê tông khí chưng áp AAC đã được biết tới 100 năm nay trên thế giới

Việc tải trọng tường/ vách giảm xuống đáng kể so với tải trọng xây dựng thông thường. Đây là điều mà xây nhà trên nền đất yếu rất cần quan tâm tới. Tải trọng công trình giảm đáng kể giúp kết cấu công trình hạn chế việc lún, mất tính ổn định khi sử dụng lâu dài.

Do đặc điểm của tường, vách ngăn chỉ là kết cấu phụ của tổng thể căn nhà. Thông thường tường, vách ngăn không tham gia chịu lực. Do vậy việc giảm tải trọng của hạng mục này hoàn toàn hợp lý. Việc quan tâm chính đó là lợi ích, công năng mà nó đem lại.

Với trọng lượng nhẹ rõ rệt giúp thi công nhanh chóng. Khả năng cách nhiệt và chống nóng tốt nhất trong các loại tường bê tông hiện nay. Do độ dẫn nhiệt của gạch siêu nhẹ AAC nhỏ hơn 6-8 lần so với gạch đỏ. Đồng thời gạch AAC chịu nhiệt độ cao trong trường hợp cháy nổ, hỏa hoạn. Việc tấm tường bê tông nhẹ tồn tại từ 4-8 tiếng ở nhiệt độ 1200 độ C giúp bảo vệ căn nhà và tài sản.

Đặc tính cách âm, tính bảo ôn cao giúp không gian sống bên trong rất thoải mái khi sử dụng.

Video thi công xây gạch siêu nhẹ AAC