Kết cấu sàn luôn là một trong những hạng mục quan trọng bậc nhất của công trình. Nếu như đổ bê tông cốt thép là phương pháp truyền thống tốn kém và phức tạp. Hay như làm sàn bê tông nhẹ bằng các tấm bê tông nhẹ đúc sẵn lắp ghép nhanh và tiết kiệm. Vậy còn sàn Deck liệu bạn đã biết tới giải pháp làm sàn rất hiệu quả này chưa? Cùng GachBeTongNhe đi tìm hiểu chi tiết đặc điểm cấu tạo, biện pháp thi công của sàn Deck nhé.

Sàn Deck hay còn gọi là sàn Decking, sàn liên hợp. Sàn Deck gồm kết cấu mặt sàn nằm trên khung dầm thép hoặc dầm bê tông cốt thép chịu lực. Mặt sàn cấu tạo bởi tấm tôn gân lượn sóng đặc chưng bởi gờ nổi và gờ chìm. Lớp tôn này được tính toán độ dày và khoảng cách giữa các gờ sóng đồng đều nhau. Toàn bộ lớp tôn được trải lên phía trên hệ khung chịu lực của sàn nhà. Tiếp đó, kết cấu mặt sàn được tạo bởi lưới cốt thép và hỗn hợp bê tông.

Cấu tạo sàn deck liên hợp

Như vậy, chúng ta có thể hình dung Sàn Deck có vai trò quan trọng của lớp tôn sóng. Lớp tôn này vừa tham gia vào việc chịu tải trọng của sàn. Đồng thời lớp tôn còn thay thế cốp pha và giàn giáo trong quá trình đổ bê tông phía trên. Công đoạn đan lưới cốt thép và đổ bê tông cũng trở nên đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.

Sàn Deck là giải pháp xây dựng thông minh, hiệu quả khi thi công những hệ sàn chịu tải lớn, sàn vượt nhịp. Chúng ta thường thấy giải pháp này hay được sử dụng làm nhà công nghiệp, nhà xưởng, nhà khung thép tiền chế, nhà lắp ghép phổ biến hiện nay.

Thi công mặt sàn liên hợp decking nhà công nghiệp

Tên tiếng anh của sàn Deck là gì? Tên tiếng anh chuyên ngành xây dựng là: Metal Floor Decking

Cấu tạo sàn Deck

Cấu tạo sàn Deck trên thực tế rất đơn giản mà bạn không ngờ tới. Ngoài vai trò đặc thù của lớp tôn thì cấu tạo của sàn cũng hoàn toàn không khác biệt so với sàn bê tông cốt thép. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo của loại sàn này sau đây nhé.

Tấm tôn sàn Deck

Như các bạn quan sát, tấm tôn sàn Deck được dập với các hoa văn nổi phía trên (gân nổi). Những hoa văn nổi này tạo độ nhám cần thiết để tăng độ bám dính với lớp bê tông sàn. Tấm tôn sàn Deck được gấp nếp lên xuống kiểu lượn sóng. Mặt phía trên dưới của mỗi rãnh bằng phẳng để dễ dàng lắp đặt lên khung chịu lực của sàn.

Tấm tôn sàn Deck là loại tôn mạ kẽm cường độ cao. Các tấm trong quá trình lắp đặt được liên kết lại bằng bulong. Đây là vật liệu được tính toán và sản xuất chuẩn theo từng phân loại từ nhà sản xuất. Tấm tôn có khả năng chịu tải lớn, độ cứng cao, không bị gỉ sét.

Vai trò của tấm tôn sàn Deck quyết định tới chất lượng của hệ sàn chịu lực. Vì tấm tôn vừa đóng vai trò làm giải pháp thay thế cốp pha. Đồng thời, tấm tôn còn có vai trò chịu lực của mặt sàn bao gồm tải trọng động, tĩnh tải chất lên sàn. Tải trọng tác động và phân bổ lên tấm tôn của sàn Deck và truyền xuống hệ khung chịu lực chính. Vì vậy, khi xem xét giải pháp làm sàn này việc tính toán kết cấu và lựa chọn tiết diện và chủng loại tôn cho sàn Deck là rất quan trọng.

Hình ảnh tôn sàn deck, tôn decking đặc chưng để làm sàn
Thi công trải tôn sàn liên hợp decking nhà khung thép

Đinh chống cắt sàn Deck

Đinh chống cắt hay còn gọi đinh hàn sàn Deck sản xuất từ thép carbon. Loại đinh này dùng để tạo liên kết cố định giữa lớp tôn và khung dầm chịu lực. Liên kết này giúp chống chuyển vị ngang của lớp sàn và hệ khung chịu lực. Cấu tạo của đinh hàn chống cắt gồm 4 phần chính như sau:

  • Phần mũ đinh: thường có dạng hình tròn phổ biến nhất, ngoài ra còn có dạng mũ hình vuông. Trên mũ đinh chống cắt sàn Deck thường được ghi thông tin của nhà sản xuất.

  • Phần thân đinh là phần chịu lực chính của đinh hàn. Chiều dài của đinh từ 50÷150mm, đường kính M13, M16, M19, M22, M25.

  • Phần vòng gốm: là bộ phận tách rời khỏi đinh hàn. Việc sử dụng vòng gốm giúp ngăn hồ quang điện phát tán và bắn ngược lên.

  • Phần hạt hàn: hay còn được gọi là hạt hồ quang, hạt mồi. Vị trí hạt hàn nằm ở phía đầu của đinh hàn. Các hạt này có tác dụng giúp kích hàn đinh chống cắt sàn Deck dễ dàng hơn.

Ngoài việc ứng dụng trong thi công sàn Deck, đinh chống cắt còn được sử dụng trong xây dựng như: thi công cầu vượt thép dành cho người đi bộ, hoặc đúc khối bê tông lớn khuôn bằng kim loại.

Đinh hàn chống cắt sàn deck
Bắn đinh chống cắt sàn deck nhà khung thép

Bố trí thép sàn Deck

Việc bố trí thép sàn Deck được thực hiện phía trên lớp tôn sau khi đã lắp đặt xong. Lưới thép sàn cần được tính toán tiết diện và thiết kế hợp lý đảm bảo khả năng chịu tải của sàn. Thông thường lớp cốt thép sàn 2 lớp (lớp phía trên và lớp phía dưới). Việc đan lưới thép sàn không có gì đặc biệt tương tự như thi công sàn bê tông cốt thép.  Thậm chí, do lớp tôn đã trải lên toàn bộ bề mặt giúp công nhân có thể dễ dàng di chuyển. Điều này giúp tiến độ bố trí thép sàn Deck nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Bố trí lưới cốt thép sàn deck

Đổ bê tông sàn Deck

Lớp bê tông tươi sẽ được đổ lên trên lớp tôn và lưới thép sàn sau khi đã thi công xong. Thông thường cường độ bê tông sàn là M250 đến M300 tùy theo yêu cầu thiết kế. Chiều dày lớp sàn cũng phụ thuộc vào thiết kế của công trình thông thường từ 100mm đến 150mm hoặc lớn hơn. Quá trình đổ bê tông, đầm bê tông và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ hoàn toàn tương tự như đổ bê tông sàn truyền thống.

Đổ bê tông sàn deck

Ưu nhược điểm của sàn Deck

Ưu Điểm

Thi công nhanh: Việc thi công sàn Deck tuy không nhanh như cách làm sàn bê tông nhẹ lắp ghép. Tuy nhiên đánh giá so với giải pháp làm sàn bê tông cốt thép, sàn liền khối thì tiến đội vượt trội hơn rất nhiều. Việc tiết kiệm thời gian lắp đặt cốp pha, giàn giáo giúp giảm khối lượng thời gian.

Tiết kiệm chi phí: Với một hệ sàn chịu lực cao, thi công vượt nhịp lớn. Giải pháp làm sàn Deck giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều cho chủ đầu tư. Từ chi phí nhân công, chi phí giàn giáo cốp phá, vật tư phụ cũng đều được tiết kiệm tối đa cho bạn.

Chịu tải lớn: Khả năng chịu tải của sàn liên hợp lớn và ổn định.

Độ bền cao: Tuổi thọ của sàn là vĩnh cửu cùng với công trình xây dựng.

Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt lớp tôn mạ kẽm cho vẻ sáng bóng tính thẩm mỹ cao. Điều này mang lại nhiều giải pháp để hoàn thiện trần nhà phía dưới.

Linh hoạt trong thi công: Đây là giải pháp thi công sàn linh hoạt rất phù hợp với nhà khung thép, nhà tiền chế. Cấu tạo của sàn đơn giản mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí tối đa. Hơn nữa việc loại bỏ các công đoạn từ giàn giáo, cốp pha giúp công trình giảm đi được những công việc phức tạp tốn nhiều thời gian và chi phí.

Nhược Điểm

Chỉ phù hợp thi công với mặt bằng sàn vuông góc: Với đặc thù của các tấm tôn sàn liên hợp phù hợp với mặt bằng sàn vuông vức. Với những mặt bằng phức tạp nhiều góc cạnh, việc chia nhỏ và bố trí sàn Deck là một nhược điểm.

Khó thi công đối với hệ khung sàn chịu lực phức tạp: Việc trải lớp tôn sàn Decking lên trên bề mặt khung sàn chịu lực cần đồng đều và xuyên suốt. Đối với các hệ khung không đồng đều, bố trí dầm phức tạp đan xen sẽ làm khó khăn rất nhiều cho công tác thi công bằng phương pháp sàn Deck.

Khó kiểm soát chất lượng bê tông phía dưới: Lớp tôn phía dưới sàn che đi hoàn toàn khối đổ bê tông. Điều này cũng gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng của lớp bê tông sàn. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật và giám sát chặt trong quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông sàn.

Ứng Dụng của Sàn Deck trong xây dựng

Giải pháp của sàn liên hợp mang lại hiệu quả từ giải pháp kỹ thuật đến kinh tế. Phương án này thường được áp dụng trong xây dựng các công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp với kết cấu nhà khung thép tiền chế. Ngoài ra, các công trình cải tạo hay cơi nới nhà cửa ngoài giải pháp làm sàn bê tông nhẹ cũng có thể áp dụng sàn Deck vào một cách phù hợp. Một số công trình xây dựng sử dụng sàn Deck trên thực tế chúng ta cùng xem dưới đây

Thi công nhà khung thép

Thi công nhà khung thép sàn deck

Thi công và cải tạo nhà ở bê tông cốt thép

Thi công cải tạo nhà bê tông cốt thép bằng sàn deck

Thi công nhà xưởng công nghiệp

Công trình xây nhà xưởng công nghiệp bằng sàn deck liên hợp vượt nhịp lớn

Hướng dẫn biện pháp thi công sàn Deck

Video thi công sàn gác lửng nhà công nghiệp bằng sàn decking

Bước 1: Lên bản vẽ thiết kế kết cấu sàn Deck chi tiết

Bước 2: Thi công hệ khung sàn chịu lực bằng hệ dầm thép I. Các liên kết giữa các dầm bằng bulong kết hợp mối hàn và bản mã khóa cứng.

Bước 3: Thi công trải tấm tôn sàn Deck lên toàn bộ bề mặt khung chịu lực. Liên kết giữa các tấm tôn với nhau bằng bulong. Liên kết giữa các tấm tôn và khung sàn thép bằng đinh hàn chống cắt.

Bước 4: Đang lưới cốt thép sàn theo bản vẽ thiết kế kết cấu

Bước 5: Đổ hỗn hợp bê tông tươi chú ý công tác đầm bê tông đúng kỹ thuật trong quá trình thực hiện.

Bước 6: Bảo dưỡng khối đổ bê tông sàn cho đến khi bê tông đạt đủ cường độ mới đưa vào sử dụng.

Cập nhật báo giá thi công sàn Deck tại Hà Nội và các tỉnh

STT

Độ dày tôn Decking (mm)

Kích thước hữu dụng (mm)

Trọng lượng (kg/m)

Đơn giá VNĐ

1

0.58

1000

5.45

108.000 VNĐ

2

0.6

1000

5.63

112.000 VNĐ

3

0.7

1000

6.65

130.000 VNĐ

4

0.75

1000

6.94

138.000 VNĐ

5

0.95

1000

8.95

170.000 VNĐ

6

0.58

870

5.45

112.000 VNĐ

7

0.6

870

5.63

116.000 VNĐ

8

0.7

870

6.65

134.000 VNĐ

9

0.75

870

6.94

143.000 VNĐ

10

0.95

870

8.95

174.000 VNĐ

11

1.2

870

11.55

214.000 VNĐ

12

1.48

870

14.2

274.000 VNĐ

13

0.58

780

5.54

116.000 VNĐ

14

0.7

780

6.65

140.000 VNĐ

15

0.75

780

6.94

146.000 VNĐ

16

0.95

780

8.95

174.000 VNĐ

17

1.15

780

10.88

215.000 VNĐ

18

1.2

780

11.55

230.000 VNĐ

19

1.48

780

14.2

280.000 VNĐ

Ghi Chú: Bảng giá tôn Decking được cập nhật và đối chiếu trên thực tế. Đơn giá có thể điều chỉnh tùy thuộc theo biến động của thị trường trên thực tế.

Bảng thông số kỹ thuật sàn Deck

Bảng thông số kỹ thuật áp dụng cho tôn sàn Decking liên hợp sóng cao 50mm phổ biến

Bảng tra thông số kỹ thuật tôn sàn deck

Bảng mã tôn làm sàn Decking liên hợp thông dụng hiện nay

STT

Mã tôn decking

Chiều cao sóng

Kích thước khổ

1

H50W930

50 mm

930 mm

2

H50W1000

50 mm

1000 mm

3

H75W600

75 mm

600 mm

4

H76W914

76 mm

914 mm

Các nhãn hiệu sản xuất tôn làm sàn Decking: Decking Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Nam Kim v.v…

Mặt phía dưới liên kết của sàn deck và khung thép

Các câu hỏi liên quan

Cách tính khối lượng bê tông sàn Deck?

Để tính khối lượng bê tông sàn Deck thông thường áp dụng công thức sau: V (m3) = (H-h) xWxL

Trong đó:

H (m): Là chiều dày của lớp bê tông từ bề mặt sàn khi đổ tới mặt dầm của sàn.

h (m): Là 1/2 chiều cao của tấm tôn sàn Deck

W (m): Là chiều rộng của sàn bê tông

L (m): Là chiều dài của sàn bê tông

V (m3): Là thể tích hay khối lượng bê tông sàn

Tác dụng đinh chống cắt sàn Deck?

Dùng liên kết lớp tôn và khung thép chịu lực của sàn. Đồng thời liên kết này giúp chống chuyển vị ngang của lớp mặt bê tông cốt thép phía trên sàn.

Khoảng cách đinh chống cắt sàn Deck?

Khoảng cách đinh chống cắt hay đinh hàn sàn Deck từ 150mm đến 200mm là hợp lý.

Thi công sàn Deck gồm bao nhiêu giai đoạn?

Trên thực tế thi công sàn Deck gồm 4 giai đoạn chính đó là:

  • Trải tấm tôn sàn Deck và bắn đinh hàn

  • Đan lưới cốt thép trên bề mặt sàn

  • Đổ bê tông sàn Deck

  • Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ

Lời kết

Qua bài viết, GachBeTongNhe đã cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về giải pháp làm sàn liên hợp Decking. Đây là một trong những phương án làm sàn thay thế cách làm truyền thống hiệu quả với tính năng cao. Ngoài ra, GachBeTongNhe còn là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp chuyên cung cấp tấm panel ALC làm sàn bê tông nhẹ. Các tấm panel có cốt thép gia cường được đúc sẵn từ bê tông khí chưng áp cao cấp. Hệ sàn bê tông nhẹ được lắp ghép hoàn toàn 100% mang tới tính thẩm mỹ và giá trị cao cho công trình.

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn giải đáp kỹ thuật, các bạn vui lòng liên hệ:

Thông tin liên hệ:

  • Công ty TNHH Sako Việt Nam

  • Địa chỉ: 26C Đường 43, KDC Hồng Long, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.HCM

  • Showroom Hà Nội: Số 30, Phố Thú Y, Hoài Đức, Hà Nội

  • Hotline miền Bắc: 0987.254.929

  • Hotline miền Nam: 0926.422.422

  • Website: gachbetongnhe.com.vn