Như chúng ta biết, bê tông là vật liệu được ứng dụng trong hầu hết các công trình xây dựng. Nhờ khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết… Chính vì vậy, việc giảm trọng lượng bê tông sẽ dễ dàng ứng dụng trong sản xuất hơn. Vật liệu Bê Tông Nhẹ vừa kế thừa các ưu điểm và cải thiện thêm nhiều tính năng khác nữa. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập chi tiết về bê tông nhẹ EPS là gì? Các sản phẩm tấm tường và tấm sàn bê tông nhẹ EPS ứng dụng và giá thành ra sao?

Tìm hiểu các bài viết liên quan khác

Bê tông EPS là vật liệu xây dựng thuộc phân khúc Bê Tông Nhẹ. Hỗn hợp bê tông EPS sản xuất từ xi măng, cát, hạt xốp EPS và phụ gia cần thiết khác. Cũng có nhiều tên gọi khác đối với bê tông EPS như: bê tông hạt xốp, bê tông xốp, bê tông nhẹ bọt xốp v.v…

Điều đặc chưng của bê tông nhẹ EPS đến từ những hạt xốp với trọng lượng siêu nhẹ. Không những “nhẹ như xốp” mà còn các tính năng cách nhiệt, chống nóng, chống cháy hiệu quả. Các hạt xốp EPS tên tiếng Anh là Expandable Polystyrene.

Bê trong cấu tạo của bê tông nhẹ EPS bao gồm xi măng, cát, phụ gia và cách hạt xốp EPS

Công nghệ hạt xốp không những hiệu quả để tạo nên một loại Bê Tông Nhẹ có nhiều ưu điểm. Hạt xốp EPS còn được ứng dụng để sản xuất các tấm panel tôn xốp EPS cách nhiệt, chống nóng. Tấm panel EPS được sử dụng để xây tường, vách ngăn cho nhiều công trình nhà xưởng hiện nay.

Trọng lượng của bê tông EPS nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông thông thường. Trọng lượng riêng từ 1000kg/m3 đến 1200 kg/m3. So với trọng lượng riêng của bê tông thông thường là 2400 kg/m3. Chúng ta có thể thấy bê tông EPS chỉ nặng bằng gần một nửa mà thôi.

Tấm bê tông nhẹ EPS

Tấm bê tông nhẹ EPS là gì?

Tấm bê tông siêu nhẹ EPS là sản phẩm kết hợp giữa bê tông EPS và cốt thép gia cường. Tấm bê tông EPS vừa có trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt, chống cháy hiệu quả. Mặt khác, với lưới cốt thép gia cường bên trong cho phép Tấm EPS chịu lực, chịu tải vượt trội.

Trước đây công nghệ sản xuất tấm bê tông EPS là sự kết hợp giữa lõi xốp EPS bên trong. Lưới thép hai bên được đan và liên kết giúp ổn định hạt xốp EPS. Sau đó lớp bê tông phun bên ngoài là lớp áo hoàn thiện sau cùng.

Hình ảnh tấm 3D bê tông xốp EPS gồm: lớp ở giữa là xốp EPS, lớp lưới thép bên ngoài, lớp bê tông phun thực hiện sau cùng

Sau đó, tấm EPS bê tông đúc sẵn với toàn bộ là hỗn hợp bê tông trộn hạt xốp. Tấm bê tông đúc sẵn kết hợp lưới cốt thép tạo thành một cấu kiện hoàn chỉnh để lắp ghép. Tuy nhiên, bề mặt tấm EPS cho thấy sự không đồng nhất giữa bê tông và hạt xốp bên ngoài.

Hình ảnh bê tông EPS 02 lớp: lớp bê tông hạt xốp và lớp cốt thép

Công nghệ hiện nay, tấm bê tông nhẹ EPS được sản xuất theo kích thước khổ lớn dạng tấm panel. Bề mặt của tấm bê tông đúc sẵn EPS được tạo thành bởi một lớp tương tự Cemboard bên ngoài. Điều này giúp che đi bề mặt không đồng nhất, đồng thời tạo một bề mặt hết sức bằng phẳng. Độ cứng của vật liệu Cemboard bên ngoài cũng rất tốt, khả năng chịu va đập cao.

Hình ảnh bê tông EPS cấu tạo 3 lớp: lớp bê tông hạt xốp EPS, lớp cốt thép, và lớp vỏ ngoài tấm cemboard

Chúng ta có thể thấy nét tương đồng giữa tấm EPS và tấm bê tông nhẹ ALC. Đây đều là sản phẩm tấm bê tông đúc sẵn có trọng lượng nhẹ, độ bền cao. Các sản phẩm đều áp dụng cách thi công bằng phương pháp lắp ghép.

Tấm tường bê tông nhẹ EPS

Tấm tường bê tông nhẹ EPS ứng dụng để lắp ghép cấu kiện tường vách của công trình. Nhờ trọng lượng nhẹ, chịu lực và độ bền cao. Tấm tường EPS phù hợp cho cả việc lắp đặt trong nhà và ngoài trời.

Các tấm tường có các ngàm âm dương để liên kết và định vị trong quá trình lắp đặt. Đồng thời chúng ta dùng keo dán tấm bê tông nhẹ để liên kết các tấm với nhau. Các tấm bê tông nhẹ EPS được liên kết với tường, sàn và trần bằng ke góc hoặc đóng thép D8mm. Việc sử dụng ke góc như tấm ALC bê tông khí chưng áp sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Tấm EPS lắp đặt làm tấm tường bê tông nhẹ ngoài trời

Tấm bê tông đúc sẵn EPS dễ dàng được lắp ghép theo phương thẳng đứng hoặc phương nằm ngang. Sau khi lắp ghép, bề mặt tường bê tông nhẹ bằng phẳng và tiết kiệm công đoạn tô trát. Bạn có thể bả trực tiếp lên bề mặt tường, tốt nhất nên dùng bột bả Skimcoat gốc xi măng. Bột bả Skimcoat giúp liên kết ổn định và bề mặt tường nhẵn mịn sau đó sơn tường hoàn thiện.

Tấm tường bê tông nhẹ EPS thường sản xuất với chiều dày 70mm, 100mm, 120mm và 150mm. Cấu kiện tấm tường kết hợp với hai lưới cốt thép đường kính 3mm. Bức tường lắp ghép không những ổn định, giảm tải trọng công trình, thi công nhanh mà còn dễ dàng kết hợp với việc lắp đặt vật dụng treo tường, thi công hệ thống điện nước MEP.

Tấm sàn bê tông EPS

Tấm sàn bê tông EPS là một dạng của sàn bê tông nhẹ thi công bằng phương pháp lắp ghép. Sàn bê tông nhẹ EPS có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Việc thi công lắp ghép giúp tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí nhân công.

Không những vậy, nhờ khả năng chịu lực tốt của tấm sàn bê tông EPS. Sàn bê tông nhẹ EPS cho người sử dụng yên tâm về khả năng chịu tải, chịu rung động. Bề mặt sàn lắp ghép bằng tấm EPS có thể dễ dàng kết hợp với nhiều phương án hoàn thiện.

Thi công tấm sàn bê tông EPS làm sàn lắp ghép

Các bạn có thể thi công ốp lát gạch trực tiếp trên bề mặt sàn bằng Keo Dán Gạch. Hoặc có thể hoàn thiện bằng sàn gỗ đơn giản mà không cần phải thực hiện công đoạn cán nền.

Chiều dày của tấm sàn bê tông EPS thường được sử dụng là 70mm và 100mm. Sản phẩm được kết hợp giữa bê tông hạt xốp EPS và hai lưới cốt thép gia cường đường kính 4mm và 6mm bên trong.

Trọng lượng của tấm sàn lắp ghép EPS đúc sẵn cũng nặng hơn so với tấm tường bê tông EPS. Tấm làm sàn có trọng lượng trung bình là 1200 kg/m3 còn tấm tường trọng lượng khoảng 1000 kg/m3.

Giá tấm bê tông nhẹ EPS

STT

Sản phẩm

Đơn giá VNĐ/m2

Đơn giá VNĐ/m3

1

Tấm tường EPS 2000x500x100mm không cốt thép

300.000 vnđ/m2

3.000.000 VNĐ/m3

2

Tấm tường EPS 2000x500x70mm có lưới thép

266.000 vnđ/m2

3.800.000 vnđ/m3

3

Tấm tường EPS 2000x500x100mm có lưới thép

340.000 vnđ/m2

3.400.000 vnđ/m3

4

Tấm tường EPS 2000x500x120mm có lưới thép

408.000 vnđ/m2

3.400.000 vnđ/m3

5

Tấm tường EPS 2000x500x150mm có lưới thép

510.000 vnđ/m2

3.400.000 vnđ/m3

6

Tấm sàn EPS 2000x500x70mm

280.000 vnđ/m2

4.000.000 vnđ/m3

7

Tấm sàn EPS 2000x500x100mm

380.000 vnđ/m2

3.800.000 vnđ/m3

8

Keo dán tấm bê tông nhẹ 25kg/bao

150.000 vnđ/m3

9

Bột bả Skimcoat 401 25kg/bao

150.000 vnđ/m3

10

Bột bả Skimcoat 402 25kg/bao

180.000 vnđ/m3

11

Bột bả Skimcoat 403 25kg/bao

200.000 vnđ/m3

Ghi Chú:

  • Báo giá tấm bê tông nhẹ EPS tại nhà máy sản xuất. Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển và hạ hàng tại chân công trình.

  • Các tấm bê tông EPS được sản xuất và đóng kiện pallet theo tiêu chuẩn nhà máy.

  • Để tối ưu giá bê tông siêu nhẹ EPS các bạn nên tính toán khối lượng cần sử dụng. Từ đó sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển về công trình và tránh lãng phí vật tư.

Kích thước tấm bê tông nhẹ EPS

Hiện nay kích thước tấm bê tông nhẹ EPS thường sản xuất theo tiêu chuẩn của từng nhà sản xuất. Kích thước phổ biến nhất chúng tôi nhận thấy là 2000x500mm. Tức là, chiều dài của tấm là 2000mm, chiều rộng là 500mm. Đây là hai kích thước tiêu chuẩn chính của tấm bê tông nhẹ EPS hiện nay. Ngoài ra các kích thước khác đều có thể đặt hàng để nhà máy sản xuất theo yêu cầu riêng của bạn.

Kích thước chiều dày thay đổi tùy theo nhu cầu và khả năng chịu tải từ 70mm, 100mm đến 150mm.

Kích thước tiêu chuẩn của tấm bê tông nhẹ EPS

Thông số kỹ thuật tấm EPS

Thông số kỹ thuật của tấm tường bê tông nhẹ EPS

Thông số kỹ thuật

Tấm tường T7-4D3

Tấm tường T10-3D3

Tấm tường T10-4D3

Kích thước

2000x500x70 mm

2000x500x100 mm

2000x500x100 mm

Trọng lượng kg/tấm

~65 kg/tấm

~95 kg/tấm

~95 kg/tấm

Trọng lượng kg/m3

900÷1000 kg/m3

Khả năng chịu nén

≥ 3,5 Mpa

Chống cháy

EI 60

EI 90

EI90

Cách âm

 > 35 dB

> 45 dB

> 45 dB

Độ dẫn nhiệt

< 0.4 W/moK

Thông số kỹ thuật của tấm sàn bê tông nhẹ EPS

Thông số kỹ thuật

Tấm sàn S7-4D3

Tấm sàn S10-4D3

Tấm sàn T10-4D6

Kích thước

2000x500x70 mm

2000x500x100 mm

2000x500x100 mm

Trọng lượng kg/tấm

85 ÷ 90 kg/tấm

115 ÷ 120 kg/tấm

115 ÷ 120 kg/tấm

Trọng lượng kg/m3

1150÷1200 kg/m3

Khả năng chịu nén

≥ 5 Mpa

Khả năng chịu tải với nhịp dầm 1m

≤ 250 kg/m2

≤ 400 kg/m2

≤ 850 kg/m2

Chống cháy

EI 60

EI 90

EI 90

Cách âm

> 35 dB

> 45 dB

> 45 dB

Độ dẫn nhiệt

< 0.4 W/moK

Mua tấm bê tông nhẹ ở đâu?

GachBeTongNhe tự hào là đơn vị số 1 về bê tông khí chưng áp tại Việt Nam. Các sản phẩm chính từ gạch bê tông nhẹ đến tấm bê tông nhẹ luôn đảm bảo về chất lượng cũng như giá rẻ nhất. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp. Các sản phẩm như gạch AAC, gạch siêu nhẹ, tấm bê tông nhẹ đã và đang được vận chuyển từ các tỉnh miền Nam và miền Bắc.

Sản phẩm tấm tường bê tông nhẹ EPS tại nhà máy sản xuất tấm EPS

Để đặt mua tấm bê tông nhẹ, các bạn vui lòng liên hệ thông tin:

  • Công ty TNHH Sako Việt Nam

  • Nhà máy bê tông khí Viglacera, Khu công nghiệp Yên Phong, Long Châu, Yên Phong, Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Số 30, Phố Thú Y, Hoài Đức, Hà Nội

  • Email: sakomienbac@gmail.com

  • Điện thoại: 0987.254.929

  • Website: https://gachbetongnhe.com.vn

  • Khu vực TPHCM: Khu công nghiệp Thịnh Phát, Lương Bình, Bến Lức, Long An

  • Điện thoại: 0926.422.422

Hướng dẫn cách thi công tấm tường bê tông nhẹ EPS

  • Bước 1: Chuẩn bị vật tư

  • Bước 2: Trộn keo dán tấm bê tông nhẹ

  • Bước 3: Đánh dấu vị trí lắp đặt, vệ sinh và tưới ẩm dưới sàn bằng hồ dầu

  • Bước 4: Thi công lớp vữa lót

  • Bước 5: Đưa tấm vào vị trí lắp ghép, cân chỉnh theo phương lắp ngang hoặc lắp dọc

  • Bước 6: Khoan đóng chốt chân tấm và sàn bằng thép bằng thép D8mm. Có thể sử dụng bas sắt hay còn gọi ke góc thép thay thế.

  • Bước 7: Các tấm liên kết khóa với nhau bằng cách đóng thép D8 chéo góc 45 độ.

  • Có thể sử dụng ke góc thép để thay thế thép D8mm này

  • Bước 8: Tiếp tục lắp đặt các tấm tiếp theo. Phần kết thúc đỉnh tấm và sàn phía trên sử dụng keo foam để bịt kín khe hở. Khóa đỉnh tấm và sàn phía trên cũng bằng thép đóng chéo góc 45 độ hoặc sử dụng ke góc thép.

Hướng dẫn cách thi công tấm sàn bê tông EPS

  • Bước 1: Chuẩn bị thiết bị vật tư phục vụ thi công

  • Bước 2: Trộn keo dán tấm bê tông nhẹ

  • Bước 3: Di chuyển các tấm sàn bê tông EPS vào vị trí lắp ghép

  • Bước 4: Đầu tấm gối lên dầm đỡ (xà gồ sắt hộp hoặc thép I). Các tấm lắp so le nhau để sàn lắp ghép khỏe hơn.

  • Bước 5: Đóng thép D8mm chéo góc 45 độ để khóa các tấm vào với nhau

  • Bước 6: Hoàn thiện bề mặt sàn bê tông nhẹ lắp ghép theo nhu cầu sử dụng: Ốp lát gạch đá, sàn gỗ v.v..

Gạch bê tông nhẹ EPS?

Thực tế cho thấy rằng, gạch bê tông nhẹ EPS không ứng dụng rộng rãi. Việc sản xuất các viên gạch kích thước nhỏ kết hợp với hạt xốp không phổ biến hiện nay. Hiện nay, để sử dụng gạch bê tông nhẹ người ta sẽ nhắc ngay tới Gạch Siêu Nhẹ hay còn gọi gạch aac.

Ứng dụng của bê tông và hạt xốp vẫn tập chung để nâng cấp và cải tiến công nghệ sản xuất tấm. Có thể nói việc đưa bê tông nhẹ giúp công nghệ xây dựng lắp ghép đang phát triển rất nhanh thời gian gần đây.

Bê tông nhẹ EPS ưu nhược điểm

Ưu điểm

Trọng lượng nhẹ

Bê tông nhẹ EPS có trọng lượng nhẹ chỉ bằng gần một nửa so với bê tông thông thường. Việc này giúp giảm kết cấu và chi phí thi công nền móng. Đồng thời, giúp việc vận chuyển và lắp đặt dễ dàng tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chống cháy

Bê tông EPS được chứng nhận hiệu quả cao về tiêu chuẩn chống cháy. Với chỉ số chống cháy EI60 và EI90, tiêu chuẩn này đáp ứng an toàn PCCC cho nhà xưởng hiện nay.

Cách âm

Với chỉ số cách âm ≥ 40dB, tấm bê tông nhẹ EPS phù hợp với tiêu chuẩn QCVN 05:2008/BXD về hiệu quả cách âm cho công trình.

Chống thấm

Nhờ hợp chất phụ gia khi pha trộn và các hạt xốp EPS. Bê tông EPS có khả năng chống thấm tốt, phù hợp để sử dụng lắp đặt tại các vị trí như nhà tắm, nhà vệ sinh v.v..

Chịu lực tốt

Với việc kết hợp cùng lưới cốt thép gia cường bên trong. Tấm bê tông nhẹ EPS vừa có thể làm tường và làm sàn lắp ghép tiện lợi. Khả năng chịu tải, treo đồ vật luôn đảm bảo mọi yêu cầu cho các công trình nhà ở, nhà chung cư v.v..

Thi công nhanh

Các tấm EPS được lắp ghép một cách nhanh chóng, chính xác hạn chế các sai số. Do vậy giải pháp này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp hiện nay đáng kể.

Việc tô bả hoàn thiện cũng đơn giản hơn rất nhiều. Điều này lý giải tại sao các công trình lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ luôn vượt trội về thời gian là vậy.

Thân thiện với môi trường

Bê tông EPS là vật liệu thân thiện với môi trường. Đây là vật liệu xây không sử dụng việc nung đốt như gạch đỏ. Đồng thời các vật liệu có thể tận dụng qua xử lý chất thải công nghiệp để sản xuất. Từ đó giúp hạn chế việc phát thải nhà kính đáng kể trong ngành xây dựng hiện nay.

Nhược điểm

Tuy được đánh giá là bê tông nhẹ, nhưng trọng lượng của tấm EPS vẫn khá nặng trên thực tế. Chúng ta không thể dễ dàng nhấc và vận chuyển như tấm xi măng nhẹ Cemboard. Thay vào đó cần có nhân công và phương tiện phù hợp

Vấn đề nứt sau khi sử dụng: Hiện nay công nghệ sản xuất mới nên hạn chế nhược điểm này đáng kể. Tuy nhiên, là vật liệu không đồng nhất do cấu thành từ các loại vật liệu khác nhau. Bê tông, hạt xốp, Cemboard là các vật liệu không tương đồng. Vì vậy, nếu thi công không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến việc phải xử lý các vết nứt sau này.

Các câu hỏi liên quan

Tấm eps tiếng anh là gì?

Tên tiếng anh thường gọi tấm EPS là Expandable Polystyrene Panel.

Bê tông nhẹ EPS có tốt không?

Bê tông EPS có nhiều tính năng tốt và thân thiện với môi trường. Để tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công thì đây vẫn là lựa chọn tốt cho công trình hiện nay. Tuy nhiên, các bạn cần nắm vững kỹ thuật thi công để đảm bảo chất lượng được tốt nhất.

Các hãng sản xuất tấm bê tông EPS hiện nay?

Chúng ta có thể kể tên một số đơn vị chuyên sản xuất và thi công tấm bê tông EPS rất tốt như:

+ Tấm bê tông siêu nhẹ eps innowall

+ Tấm Nucewall hay còn gọi Tấm tường nhẹ Nucewall

+ Tấm bê tông nhẹ n-eps

+ Tấm tường bê tông đúc sẵn eurowall

+ Tấm tường bê tông nhẹ light wall – KimLong

Trên đây chúng tôi đã trình bày rất chi tiết về sản phẩm bê tông nhẹ EPS. Hi vọng các bạn sẽ đưa ra quyết định hợp lý nhất để xây dựng căn nhà của mình nhé.