Theo thời gian, trải qua nắng mưa, lớp gạch nền trong nhà thường bị xuống cấp hoặc bị lỗi thời. Cũng có thể do sàn bê tông bị nứt, nền nhà hư hỏng tác động lên lớp gạch lát nền. Điều này làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình. Đặc biệt là các khu vực dành cho trẻ nhỏ, nơi phòng khách.

Để khắc phục vấn đề này và tiết kiệm chi phí tối đa, giải pháp lát gạch lên nền nhà cũ thường được mọi người lựa chọn. Vậy cách lát gạch lên nền nhà cũ được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu phương pháp này.

Ngoài ra, nếu bạn đang băn khoăn xử lý cho cả các bức tường cũ trong căn nhà. Các bạn hãy tham khảo thêm bài viết Cách ốp gạch tường cũ tại đây nhé!

Thi công lát gạch trên nền gạch cũ
Thi công lát gạch trên nền gạch cũ

Tạo không gian mới, thoải mái

Ngày nay trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các mẫu gạch lát nền rất đẹp và sang trọng. Các sản phẩm không chỉ đa dạng về màu sắc màu, mẫu mã mà còn cả về chất liệu. Bạn có thể thoải mái lựa chọn tùy ý loại gạch lát nền phù hợp với sở thích của mình. Việc lát gạch lên nền nhà cũ sẽ tạo không gian mới, sinh động, cuốn hút hơn cho căn nhà.

Tăng độ thẩm mỹ

Thay vì những mảng nền nhà đầy vết nứt, xuống cấp hoặc bề mặt bị trầy xước do sử dụng. Giờ đây nền nhà cũ sẽ được thay bằng gạch lát nền tinh xảo và hiện đại. Điều này tạo nên sự đẹp mắt khiến cho ngôi nhà độc đáo, đẹp đẽ, sang trọng hơn.

Dễ dàng vệ sinh

Thêm một ưu điểm nữa khi dán gạch lên nền nhà cũ đó là vệ sinh rất dễ dàng. Các loại gạch lát nền hiện nay nhà sản xuất luôn chú ý để nâng cao hiệu quả khi sử dụng. Việc bám bẩn lên bề mặt gạch lát nền càng hạn chế tối đa và dễ dàng lau chùi, vệ sinh. Điều này giúp cho ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng sáng bóng và sạch sẽ.

Tối ưu chi phí

Cách lát gạch lên nền gạch cũ còn giúp bạn tối ưu chi phí. Thay vì phải xử lý một đống công việc như: đục cạy gạch lát nền cũ lên, vệ sinh và xử lý nền nhà, thi công ốp lát gạch mới. Bạn chỉ phải thực hiện một công đoạn duy nhất đó là lát gạch trực tiếp lên bề mặt gạch lát nền cũ mà thôi. Việc này vừa đơn giản và nhanh chóng đỡ tốn kém hơn rất nhiều.

Đục cạy dọn nền nhà gạch lát nền cũ
Đục cạy dọn nền nhà gạch lát nền cũ

Những lưu ý trước khi thi công cải tạo nền nhà

Để áp dụng cách lát gạch trên nền gạch cũ hiệu quả bạn cần phải lưu ý những vấn đề liên quan. Không phải cứ áp dụng phương pháp này cho bất kỳ nền nhà cũ nào cũng là hiệu quả. Chúng ta cần đánh giá và xem xét cẩn thận để áp dụng cho phù hợp để đạt được hiệu quả nhất.

Đối với nền sàn bê tông

Đối với nền sàn bê tông, đầu tiên các bạn cần đánh giá thật cẩn thận hiện trạng lớp gạch ốp lát. Nếu lớp gạch lát nền cũ có hiện tượng nứt gãy, bị ộp hoặc bong tróc. Bạn cần chú ý các điểm sau nhé:

Đầu tiên là vấn đề về kết cấu: nếu sàn nhà bê tông bị nứt hoặc sàn bê tông bị thấm nước. Sự cố này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lớp gạch lát nền cũ. Hãy chú ý quan sát phía dưới và xung quanh sàn nhà để tìm ra cách xử lý trước tiên. Cách lát gạch trên nền gạch cũ chỉ có thể tiến hành khi bạn khắc phục dứt điểm các vấn đề kết cấu nêu trên.

Tham khảo nguyên nhân và cách xử lý sự cố trên sàn bê tông:

Đục cạy bỏ khu vực gạch bị bong rộp, nứt vỡ trên lớp nền gạch cũ
Đục cạy bỏ khu vực gạch bị bong rộp, nứt vỡ trên lớp nền gạch cũ
  • Nếu lớp gạch cũ xảy ra việc bong tróc cục bộ, bạn hãy cạy bỏ những khu vực này và vệ sinh sạch sẽ. Các bạn hãy nhỏ nước lên trên sàn nhà, nếu nước bị tách ra thành các hạt nhỏ thì lớp bê tông có một lớp phủ. Lúc này cần một lớp kết nối giữa sàn bê tông và gạch mới.

  • Còn đối với sàn nhà chỉ xuống cấp do bị trầy xước, phai màu hoặc đã lỗi thời. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm và áp dụng cách lát gạch mới trên nền cũ một cách bình thường.

Đối với nền sàn nhà lắp ghép

Sàn nhà lắp ghép thường sử dụng các tấm bê tông nhẹ như tấm ALC, tấm EPS, tấm Cemboard v.v. Đặc điểm của sàn nhà lắp ghép thường chịu tải không như sàn bê tông liền khối. Vì vậy trước khi đưa ra quyết định lát gạch mới lên nền cũ, bạn cần đánh giá về khả năng chịu tải của sàn nhà trước. Việc tăng thêm một lớp gạch lát nền mới sẽ đồng thời làm gia tăng tải trọng lên sàn nhà.

Trải keo dán gạch lên trên bề mặt nền gạch cũ
Trải keo dán gạch lên trên bề mặt nền gạch cũ

Do vậy bạn cần tính toán cụ thể như sau: Tính toán diện tích của sàn nhà muốn cải tạo. Tính toán tổng trọng lượng của lớp gạch lát nền mới nếu sử dụng. Tổng trọng lượng ở đây bao gồm trọng lượng gạch lát nền mới và trọng lượng lớp keo dán gạch.

Sau đó tham khảo kết cấu của bộ phận thiết kế để đối chiếu với hệ sàn nhà lắp ghép. Nếu hệ khung xà gồ sắt hộp, khung dầm thép sàn nhà của bạn yếu. Bạn không nên áp dụng phương pháp này. Thay vào đó, bạn vẫn phải cạy đục bỏ lớp gạch lát nền cũ và ốp lát mới lại từ đầu.

Chú ý đến cao độ hoàn thiện của nền nhà cũ

Việc quan trọng không kém đó là bạn cần hết sức chú ý đến cao độ hoàn thiện của mặt sàn. Thông thường các mặt sàn nhà đã ốp lát gạch cũ có cao độ hoàn thiện phù hợp với căn nhà của bạn.

Kiểm tra cao độ hoàn thiện của lớp gạch lát nền mới
Kiểm tra cao độ hoàn thiện của lớp gạch lát nền mới

Việc dán thêm một lớp gạch lên nền gạch cũ sẽ làm cho cao độ hoàn thiện mặt sàn cao hơn. Do đó, sẽ ảnh hưởng tới việc bố trí các hạng mục khác như: cửa ra vào, đồ nội thất, việc đi lại. Vì vậy bạn cần tính toán xem việc dán thêm lớp gạch mới lên nền gạch cũ có đảm bảo không đã nhé.

Đối với nền nhà cũ dán vinyl

Đây là một trong những loại nền khó xử lý nhất khi lát gạch lên nền nhà cũ. Bởi bề mặt nhựa vinyl được làm từ chất liệu phức tạp, khó kết dính. Do đó, để tạo sự kết dính giữa lớp vinyl cũ với lớp gạch mới, các bạn nên đặt một tấm nền mỏng trên nền vinyl, rồi mới thực hiện ốp gạch.

Sử dụng lớp lót đệm để lát gạch trên sàn cũ
Sử dụng lớp lót đệm để lát gạch trên sàn cũ

Đối với nền nhà sàn gỗ cũ

Trước khi dán gạch lên sàn nhà gỗ, bạn cần chà nhám gỗ để tạo độ bám dính hơn. Việc này cũng giúp cho việc lát gạch đạt hiệu quả cao nhất. Có rất nhiều loại gỗ dùng để lát sàn nhà như gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, Nhưng cho dù là loại nào cũng cần đảm bảo đủ cấu trúc để chịu được trọng lượng của gạch.

Nền nhà cũ bằng sàn gỗ
Nền nhà cũ bằng sàn gỗ

Đồng thời, bạn cần hết sức chú ý khi sàn gỗ cũ sẽ nằm dưới lớp gạch lát nền. Trong thời gian dài sử dụng nếu sàn gỗ bị mối mọt hoặc hư hỏng sẽ làm hư hại lớp gạch lát nền này. Do vậy, đối với các sàn gỗ kém chất lượng bạn nên cạy bỏ hoàn toàn để ốp một lớp gạch mới cho chất lượng tốt nhất.

Hướng dẫn cách lát gạch lên nền gạch cũ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao

Việc thay nền gạch cũ bằng cách dán gạch lên nền nhà cũ vẫn đòi hỏi kỹ thuật đúng cách. Để giúp mọi người có thể thực hiện được, sau đây là các bước đơn giản trong quy trình này.

Tìm hiểu thêm:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu trước khi thi công

Chuẩn bị dụng cụ gồm bay răng cưa, chất tẩy rửa, xô trộn, máy cắt gạch, giấy nhám, …

  • Bay răng cưa có khía chuyên dùng để thi công ốp lát gạch hoàn thiện.

  • Giấy nhám để chà bề mặt cũ nhằm tạo độ bám tốt nhất cho Keo Dán Gạch.

  • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dành cho sàn nhà để vệ sinh. Cần phải loại bỏ bụi bẩn và các chất gây mất độ kết dính trên nền sàn cũ.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị gạch lát nền sàn mới phù hợp với căn nhà. Các loại gạch như ceramic, granite, porcelain, mosaic hay đá tự nhiên đều phù hợp.

Dụng cụ chuẩn bị thi công ốp lát gạch
Dụng cụ chuẩn bị thi công ốp lát gạch

Bước 2: Tiến hành đo và kiểm tra nền gạch

Trước tiên, bạn cần đo kích thước sàn cũ cần ốp gạch mới lên. Kích thước càng chính xác và thực tế bao nhiêu thì bạn càng dễ thi công hơn bấy nhiêu.

Tiến hành bật mực đánh dấu trên nền sàn cũ. Bạn cần chú ý lấy mốc tim trục trên sàn để đảm bảo thẩm mỹ nhất. Thông thường mọi người thường lấy trục tim cửa ra vào, trục tim cửa thang máy để thực hiện.

Kiểm tra kết cấu nền sàn nhà cũ, xử lý dứt điểm các hiện tượng như nứt, thấm nước. Sau đó đánh dấu vị trí các viên gạch lát nền để kiểm tra xem phù hợp chưa.

Cần chú ý vị trí kết thúc của hàng gạch cuối cùng. Nếu vị trí này hàng gạch có kích thước quá nhỏ có thể gây mất thẩm mỹ. Bạn cần phải điều chỉnh lại vị trí tim trục hoặc lựa chọn kích thước gạch sao cho phù hợp nhất.

Bước 3: Tiến hành cắt và mài gạch

Có thể cắt gạch bằng máy cắt hoặc tay, nhưng để đảm bảo độ đồng đều cũng như nhanh hơn trong việc cắt gạch, tốt nhất nên sử dụng máy cắt gạch.

Sau khi đã tính toán cẩn thận bố cục lát gạch có thể tiến hành cắt các ô cần thiết ở đầu, cuối và góc trước khi đặt các ô trong mastic.

Kiểm tra đo đạc và cắt gạch lát nền mới
Kiểm tra đo đạc và cắt gạch lát nền mới

Bước 4: Sử dụng keo dán gạch lát nền

Trộn đều keo dán gạch lát nền theo hướng dẫn nhà sản xuất. Để mua keo dán gạch chính hãng, giá tốt bạn có thể xem tại đây. Báo giá Keo Dán Gạch.

Tuyệt đối không được xử dụng hồ dầu xi măng, vữa trộn thông thường để lát gạch lên nền cũ. Vì độ bám dính và khả năng liên kết của lớp cũ và lớp mới sẽ không ổn định. Việc hư hỏng và bong rộp có thể bị xảy ra nhanh chóng sau khi sử dụng.

Trải keo dán gạch đều trên bề mặt nền nhà cũ
Trải keo dán gạch đều trên bề mặt nền nhà cũ

Bước 5: Tiến hành lát gạch lên nền nhà

  • Trải đều keo dán gạch ra nền nhà cũ

  • Tiến hành đặt gạch từ đường tim trục đã đánh dấu và thi công lát nền.

  • Dùng búa cao su gõ nhẹ vào mặt gạch để cố định và tạo sự liên kết. Không tác động lên các viên gạch lát nền mới đã ốp lát xung quanh.

  • Sử dụng miếng ke gạch để tạo khoảng cách đồng đều và đẹp mắt nhất trong quá trình thi công.

cách lát gạch mới trên nền cũ kết hợp keo dán gạch
cách lát gạch mới trên nền cũ kết hợp keo dán gạch
Cách lát gạch lên nền gạch cũ đúng cách bằng keo dán gạch lát nền
Cách lát gạch lên nền gạch cũ đúng cách bằng keo dán gạch lát nền

Bước 6: Hoàn thiện và kiểm tra công trình

  • Sau khi lát gạch xong, phải để ít nhất 1 ngày mới tháo các miếng ke nhựa ra rồi chà ron gạch.

  • Trên thị trường hiện nay đã sản xuất các loại Keo chà ron hay Keo chà mạch. Màu sắc của các sản phẩm rất phong phú và đẹp mắt cho bạn lựa chọn.

  • Sau khi chà mạch gạch xong, bạn cần lau bề mặt gạch sạch sẽ.

Vệ sinh bề mặt nền nhà sau khi ốp lát lớp gạch mới
Vệ sinh bề mặt nền nhà sau khi ốp lát lớp gạch mới

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết, đơn giản nhất về cách lát gạch lên nền gạch cũ. Chỉ với các bước đơn giản này đã có thể khiến sàn nhà của bạn trông mới mẻ hơn và có độ bền rất cao. Bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều sức lực và thời gian, chúc bạn thành công!