Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe về việc sàn bê tông bị rung, rung dưới sàn. Hoặc đôi khi những người thợ xây nói rằng nhà này làm sàn mỏng quá nên bị rung. Vậy có khi nào bạn thắc mắc tại sao sàn bê tông bị rung không? Bài này GachBeTongNhe sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề này. Hy vọng sau khi đọc bài viết này mọi người sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao sàn bê tông bị rung và làm thế nào để hết rung?
Xem thêm: Cách xử lý sàn bê tông bị nứt
Xem thêm: Cách xử lý sàn nhà bê tông bị võng
NỘI DUNG BÀI VIẾT [ẨN]
Nguyên nhân sàn nhà bê tông bị rung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sàn bê tông bị rung. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
Do sự chuyển động của con người
Các chuyển động của con người như đi lại, chạy nhảy trên sàn. Tất cả những chuyển động này đều gây ra một lực tác động lên sàn khiến sàn nhà bị rung. Việc rung nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của người, cách thức di chuyển. Hoạt động là đi lại bình thường hay là chạy nhảy hoặc nhảy từ trên cao xuống sàn. Đồng thời độ rung phụ thuộc vào trọng lượng của sàn, bề dày của sàn, và vật liệu làm sàn.
Thông thường khi tính toán chịu tải của sàn bê tông đã thường tiêu chuẩn hóa các khu vực phù hợp với công năng sử dụng. Chẳng hạn khu vực sàn phòng khách, phòng ngủ chịu tải khác sàn nhà kho, sàn trường học v.v..
Do máy móc, thiết bị
Các động cơ của máy móc đặt trên sàn bê tông khi hoạt động cũng gây ra hiện tượng rung. Đặc biệt các động cơ công suất, tải trọng lớn sẽ gây ra độ rung sàn bê tông nhiều hơn. Những thiết bị khi lắp đặt bị mất cân đối, lệch tâm khi hoạt động sẽ gây ra tác động lên sàn. Tác động này khá lớn và cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sàn bê tông bị rung.
Do phương tiện giao thông
Xe tải trọng lớn khi chạy trên quốc lộ thường gây rung các nhà sát đường. Lý do chính ở đây do nền đất quá yếu, dẻo nên khi rung động truyền từ xe cộ làm chân nhà bị dao động. Điều này gây nên hiện tượng sàn nhà bị rung và có thể cảm nhận dễ dàng. Các khu vực nhà ở gần đường sắt nếu nền móng và địa chất không ổn định cũng rất rễ xảy ra hiện tượng này.
Ảnh hưởng sàn bê tông bị rung đến kết cấu căn nhà
Mỗi lần sàn bê tông bị rung thì phần đỉnh và chân công trình sẽ xuất hiện lực vặn, xoắn. Điều này cũng giống như khi dùng đòn bẩy để di chuyển một vật nặng. Lực này sẽ tác động lên toàn bộ đòn tay và tỷ lệ với độ dài cánh tay đòn. Cánh tay đòn ở đây ta có thể tạm hiểu là độ cao của công trình.
Lực tác dụng này ảnh hưởng trực tiếp lên các kết cấu vật liệu đang ổn định khác nhau. Nếu lực tác động này lớn làm các vật liệu đang liên kết bị mất ổn định sẽ tạo ra các vết nứt nhỏ. Các vết nứt nhỏ này có khi rất khó để nhìn và quan sát được bằng mắt thường.
Trường hợp sàn bê tông bị rung kéo dài không được xử lý sẽ tạo những vấn đề nghiêm trọng. Các cấu kiện liên kết trên sàn và tường cột sẽ bị nứt to dần ra. Vết nứt có xu hướng lan mở rộng sâu hơn và có thể quan sát bằng mắt thường. Vết nứt làm mất liên kết giữa các cấu kiện và kết cấu của công trình. Thậm chí làm suy yếu khả năng chịu rung động của toàn bộ kết cấu. Nguy hiểm hơn là có thể phá hủy liên kết dẫn đến những nguy hiểm không thể lường trước được.
Cách xử lý sàn bê tông bị rung
Trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đâu dẫn đến sàn nhà bị rung như vậy. Sau đó tùy theo điều kiện thi công thực tế, chi phí xử lý theo khả năng để áp dụng biện pháp hợp lý nhất. Một số biện pháp tham khảo để xử lý sàn bê tông bị rung như tăng chiều dày cho sàn:
Tăng chiều dày cho sàn bê tông tức là tăng khả năng chịu tải trực tiếp của sàn. Tuy nhiên, tăng chiều dày sàn cũng đồng nghĩa tăng tải trọng bản thân của công trình. Cần đánh giá khả năng chịu lực của hệ dầm và cột hiện hữu trước khi gia tăng chiều dày sàn bê tông. Có hai cách để có thể tăng chiều dày của sàn bê tông thường áp dụng hiện nay.
Sử dụng tấm bê tông nhẹ lắp ghép
Tấm bê tông nhẹ làm sàn lắp ghép hiện nay có thể sử dụng Tấm bê tông nhẹ ALC. Đánh giá về độ ổn định, chịu tải khả năng chống nóng, chống cháy thì tấm bê tông nhẹ ALC chính là lựa chọn hợp lý nhất. Để khắc phục hoàn toàn vấn đề này nên sử dụng tấm bê tông nhẹ ALC chiều dày 7.5 cm. Với cốt thép gia cường chống ăn mòn bên trong sẽ đảm bảo kết cấu của sàn ổn định nhất.
Việc lắp ghép tiến hành thi công trực tiếp trên bề mặt sàn bê tông hiện hữu. Chiều dày của sàn bê tông nhẹ lắp ghép thêm là 7.5cm sẽ không ảnh hưởng tới không gian sống. Mặt khác vấn đề bị rung sàn sẽ được khắc phục hoàn toàn. Đồng thời tính năng cách âm, chống nóng chống cháy của tấm ALC còn giúp cải thiện không gian sống.
Đổ lớp thêm bê tông phụ
Biện pháp gia cố này là tiến hành đổ bù thêm một lớp bê tông lên trên sàn hiện hữu. Lớp bê tông đổ bù thêm thường có chiều dày nhỏ nhất là 4cm. Cũng có trường hợp lớp bê tông đổ thêm được đổ bên dưới sàn với chiều dày nhỏ nhất 8cm.
Trong biện pháp này cần phải tiến hành đục nhám bề mặt sàn bê tông hiện hữu. Các vết đục nhám này để gia tăng sự liên kết giữa lớp bê tông mới và lớp bê tông cũ. Đồng thời để gia tăng sự liên kết của hai lớp sàn bê tông cũ và mới này còn có thể sử dụng thêm phụ gia.
Xét về chi phí thì phương pháp này khá tiết kiệm. Tuy nhiên, giải pháp này có nhược điểm là tốn thời gian, khó kiểm soát được chất lượng. Công đoạn yêu cầu phải đục bỏ hoàn toàn lớp hoàn thiện sẵn có trên sàn, việc đảm bảo liên kết giữa hai lớp bê tông cũ mới cũng khó kiểm soát. Mặt khác lớp bê tông thêm này có tải trọng lớp gấp 3 lần so với sử dụng tấm bê tông nhẹ ALC. Việc chất thêm khối lượng lớn tải trọng bản thân sẽ ảnh hưởng tới hệ kết cấu của căn nhà. Hệ kết cấu bị ảnh hưởng ở đây là khung dầm, cột và nền móng.
Dán thêm các tấm sợi các bon cường độ cao
Gia cố sàn bê tông bị rung bằng tấm sợi carbon cũng được đánh giá là giải pháp hợp lý. Tấm sợi carbon được dán vào bề mặt sàn bê tông bằng keo epoxy chuyên dụng. Các vị trí, số lượng tấm sợi carbon, số lớp dán sẽ phải được tính toán và lên thiết kế cụ thể cho hệ sàn cần gia cố.
Tấm sợi carbon có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, độ bền cao và không bị ăn mòn bỏi hóa chất và oxi hóa. Chính vì thế mà chúng ta có thể thi công được nhiều lớp. Đồng thời không làm gia tăng nhiều trọng lượng của kết cấu sàn sau khi gia cố. Biện pháp gia cố này không làm ảnh hưởng đến hình dạng kiến trúc và thời gian thi công rất nhanh. Phương pháp gia cố này cũng phù hợp trong điều kiện thi công chật hẹp. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại một nhược điểm đó là giá thành cao hơn.
Trên đây là một chút chia sẻ của mình về hiện tượng sàn bê tông bị rung, đây là mảng kiến thức khó nên để có thể giải quyết triệt để và hiệu quả thì các bạn nên liên hệ với những đơn vị có xây dựng để họ tư vấn đảm nhiệm.
Nhà em 1 trệt 1 lầu gần đường và bị rung khi có xe lớn chạy qua. Cần sự giúp đỡ tư vấn của các chuyên gia ạ