Sàn bê tông bị võng là vấn đề cần được nghiêm túc đánh giá và xem xét cách xử lý ngay lập tức. Đây là một trong những sự cố tiềm tàng những nguy hiểm cho công trình của bạn. Tất nhiên, không ai mong muốn vấn đề này xảy ra. Nhưng đây lại là điều cần được chú ý theo dõi đối với mọi công trình. Từ nhà mặt phố đến các chung cư cao tầng sử dụng sàn bê tông liền khối hay sàn bê tông nhẹ lắp ghép. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng sàn bê tông bị võng là gì? Khi gặp trường hợp này chúng ta cần xử lý ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong phạm vi bài viết này nhé.
NỘI DUNG BÀI VIẾT [ẨN]
Nguyên nhân sàn bê tông bị võng
Sàn nhà bê tông bị võng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến sàn nhà bị võng :
Do móng nhà xây dựng không đảm bảo, nền đất bị sụt lún
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sự cố sàn nhà bị võng và thường hay xảy ra ở tầng trệt. Điều này xảy ra vì trong quá thi công xây dựng móng nhà trên nền đất yếu. Đồng thời, có thể do kết hợp với việc xử lý nền móng không triệt để. Điều này đã khiến cho mặt sàn ở vị trí đó bị võng xuống. Nếu tình trạng sàn bê tông bị võng xuống lâu ngày mà không có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như hiện tượng nứt và sụt lún tường và sàn bê tông, nguy hiểm hơn có thể là gây sập nhà.
Do bê tông đổ sàn bê tông không đảm bảo chất lượng
Những lớp bê tông kém chất lượng do ăn bớt nguyên liệu hoặc sử dụng nguyên liệu kém. Điều này đã khiến cho độ kết dính của bê tông không đạt yêu cầu. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến sàn bê tông nhanh bị võng. Tuy nhiên trường hợp võng sàn bê tông do nguyên nhân này thường ít xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng chỉ là tình trạng võng sàn nhẹ. Nhưng đây lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nứt sàn, lún sàn với những nguy hiểm nghiêm trọng.
Do sàn phải chịu tải trọng quá lớn
Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng cũng có thể phát sinh do sàn phải chịu một tải trọng quá lớn. Tải trọng lớn đến mức vượt định mức chịu tải của sàn. Định mức chịu tải trọng trung bình của sàn bê tông trên thực tế thường là 200kg /1 m² sàn. Chính vì vậy nếu tải trọng trên mặt sàn bê tông vượt quá định mức này thì sẽ khiến sàn bê tông bị võng. Đồng nghĩa với việc tải trọng trên mặt sàn bê tông càng lớn thì độ võng sàn bê tông càng cao và ngược lại.
Do thiếu thép chịu lực
Khi xây dựng nền móng của sàn bê tông, nếu như số lượng thép chịu lực không đủ để có thể chịu được tải trọng của ngôi nhà sẽ khiến cho sàn bê tông bị võng xuống. Mức độ võng sàn bê tông nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thép chịu lực được bố trí khi làm móng nhà. Nguyên nhân này thì không nguy hiểm tới mức có thể làm sụt lún nhà nhưng nó cũng là một trong những tác nhân quyết định đến chất lượng cũng như độ bền của ngôi nhà.
Do cốt thép chịu lực không được nắn thẳng
Cốt thép chịu lực tại phần móng có công dụng như là một cái khung để làm trụ. Kết cấu này chịu mọi lực tác dụng của toàn bộ toàn ngôi nhà. Chính vì thế mà phần khung xương này cần được nắn thẳng và không được cong queo bóp méo. Nếu cốt thép chịu lực chính bị cong, khi bạn đổ bê tông sàn, kết cấu sàn cũng vì thế mà võng theo phần khung xương này.
Tác hại của sàn bê tông bị võng đến công trình
Mức độ nguy hại của việc võng sàn nhà phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng võng sàn. Đồng thời cũng cần đánh giá độ võng sàn lớn hay võng nhẹ.
Trong trường hợp sàn bê tông bị võng nhẹ thì có thể làm giảm chất lượng của công trình. Đồng thời vấn đề này còn làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan của công trình đó.
Nhưng nếu như sàn nhà bị võng nghiêm trọng thì không những ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vấn đề này vừa làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan mà nghiêm trọng hơn nó có thể làm nứt sàn.
Khi xuất hiện các vết nứt sàn bê tông thì các vết nứt này sẽ ăn sâu vào kết cấu. Điều này sẽ gây phá hoại liên kết vật liệu. Trong trường hợp trầm trọng, các vết nứt này sẽ làm giảm sức chịu tải trọng của sàn, gây rung sàn.
Nếu kết cấu sàn bị nứt lâu ngày sẽ nhanh chóng bị xuống cấp. Nguyên nhân là do không khí xâm nhập vào bên trong kết cấu thông qua các vị trí vết nứt làm thép bị ăn mòn do rỉ sét và xâm thực.
Cách xử lý sàn bê tông bị võng như thế nào?
Dù tình trạng sàn bê tông của bạn bị võng ở mức nào thì chúng ta cũng đều phải tiến hành sửa chữa nhanh chóng. Tránh để vấn đề tồn tại lâu dẫn đến những thiệt hại nguy hiểm hơn.
Đối với những vết võng nhẹ của sàn bê tông không sử dụng các loại gạch ốp lát. Việc khắc phục sàn nhà bị võng đơn giản hơn rất nhiều. Chúng ta chỉ cần tiến hành trám thêm vữa lên sàn bê tông là được.
Còn đối với những vết võng sàn lớn thì chúng ta cần dùng khoan, máy cắt để loại bỏ hết phần gạch bị nứt vỡ lún xuống. Sau đó bố trí thêm dầm phụ để tăng khả năng chịu lực và khắc phục tình trạng võng của sàn. Đồng thời hệ dầm phụ sẽ giúp gia cố và bảo vệ những vị trí khác của sàn bê tông. Cuối cùng đổ hỗn hợp vữa mác tương ứng vào vị trí đã bố trí dầm phụ dưới sàn. Việc hoàn thiện bề mặt sàn cần tiến hành công tác ốp gạch lát nền lại.
Chú ý phân chia đều lực trên bề mặt sàn, không để sàn chịu quá nhiều tải trọng nặng.
Trên đây là những thông tin về sàn nhà bê tông bị võng. Nguyên nhân, tác hại cũng như cách khắc phục sự cố này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể hữu ích đối với bạn.