Đây là bài viết mà GachBeTongNhe trình bày từ năm 2017 nội dung về Thông tư 13/2017/TT-BXD. Thông tư Bộ Xây Dựng “Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng”. Suốt một chặng đường dài cho tới nay, các công trình đã và đang ngày càng nâng cao tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch nung truyền thống.

Để phù hợp với tình hình phát triển vật liệu xây không nung hiện tại. GachBeTongNhe tự hào là đơn vị đi đầu trong phát triển vật liệu không nung từ những ngày đầu tiên. Với những sản phẩm vật liệu xây không nung nhẹ và tính năng ưu việt như:

  • Bê tông siêu nhẹ

  • Bê tông khí chưng áp AAC

  • Gạch AAC hay còn gọi gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC

  • Tấm bê tông nhẹ ALC

  • Tấm bê tông nhẹ EPS

  • Tấm bê tông nhẹ Cemboard

Chúng tôi xin được cập nhật lại bài viết và bổ xung thêm Quyết Định số 2171/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Quyết định cho thấy định hướng quan trọng của phát triển của vật liệu không nung trong thời gian tới.

Hình ảnh vận chuyển sản phẩm gạch bê tông nhẹ aac

Ngày 08 tháng 12 năm 2017 theo Thông tư số 13 của Bộ Xây Dựng. Quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Quy định này thay thế Thông tư số 19/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012. Hiệu lực áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Thông tư quy định về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.

Các vật liệu xây không nung áp dụng

  • Gạch bê tông – Đây là các loại thuộc dòng gạch không nung như: gạch bê tông nhẹ, gạch bê tông cốt liệu, gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông trồng cỏ, vỉa hè, sân vườn v.v..

  • Vật liệu xây dựng nhẹ: Trong đó là các loại gạch và tấm panel từ bê tông khí chưng áp, và các sản phẩm được sản xuất từ bê tông siêu nhẹ khác. Đây là các vật liệu xây dựng nhẹ có khối lượng riêng không quá 1000 kg/m3.

  • Các tấm thạch cao, tấm panel bê tông nhẹ, tấm 3D, tấm panel nhẹ v.v.

  • Các loại gạch xây được sản xuất từ chất thải xây dựng, công nghiệp, gạch silicát

Đây là các vật liệu xây dựng không sản xuất bằng phương pháp nung đốt. Nguyên vật liệu còn được tận dụng từ việc tái chế các chất thải từ công nghiệp và xây dựng. Chính vì vậy việc đẩy mạnh vật liệu không nung vừa giúp phát triển kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường cao.

Ví dụ như các lò gạch đỏ truyền thống sử dụng tài nguyên đất sét và củi than để nung đốt. Quá trình sản xuất vừa tiêu tốn tài nguyên tự nhiên vừa phát thải ra môi trường lượng khí thải lớn. Những dòng gạch không nung được sản xuất thân thiện với môi trường hơn rất nhiều. Quá trình sản xuất không sử dụng tài nguyên và nung đốt như gạch đỏ. Chính vì vậy ở các nước tiên tiến trên thế giới dòng gạch không nung: cụ thể là gạch block nhẹ được dùng phổ biến nhất.

Tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung cho công trình

Nội dung Thông tư TT số 13/2017/TT-BXD quy định rất cụ thể về tỷ lệ vật liệu không nung. Đối với công trình vốn nhà nước tại Hà Nội và TP HCM tỷ lệ vật liệu không nung 100%. Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ, Đông Nam bộ yêu cầu sử dụng từ 70%-90%. Các tỉnh thành khác yêu cầu sử dụng vật liệu xây không nung từ 50%-70% … Đối với các công trình nhà cao tầng quy định tỷ lệ vật liệu không nung là 80%.

Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu không nung vào các công trình không phân biệt nguồn vốn, số tầng…

Thông tư số 13/2017/TT-BXD còn quy định rất chặt đối với các công trình không đáp ứng tỷ lệ trên. Riêng đối với những công trình như vậy phải có yêu cầu đặc thù và được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng xem chi tiết Thông tư 13/2017/TT-BXD pdf tại đây.

Sử dụng 100% vật liệu xây không nung gạch bê tông khí chưng áp AAC trong công trình xây dựng

Cập nhật Quyết định 2171/QĐ-TTg về phát triển vật liệu xây không nung

Quyết định số 2171/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 23 tháng 12 năm 2021. Đây là Quyết định về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030”. Quyết định này cho thấy định hướng và tầm quan trọng của phát triển vật liệu xây không nung như thế nào.

GachBeTongNhe xin được tóm tắt những nội dung chính quan trọng như sau:

Định hướng phát triển vật liệu không nung

  • Phát triển vật liệu xây không nung thành một ngành công nghiệp tiên tiến, hiện đại.

  • Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường

  • Ưu tiên phát triển các sản phẩm vật liệu nhẹ, các cấu kiện có kích thước lớn để góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng.

  • Tận dụng tối đa nguồn phế thải có thể tái chế, tái sử dụng để sản xuất

Mục tiêu của sử dụng vật liệu không nung

  • Thay thế gạch đỏ trong xây dựng.

  • Bảo vệ tài nguyên đất và giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường

  • Tận dụng việc sử dụng chất thải tái chế từ công nghiệp và xây dựng để đem lại hiệu quả kinh tế

  • Thay thế gạc đỏ bằng gạch không nung, vật liệu không nung với tỷ lệ 35-40% tới 2025. Và tỷ lệ này sẽ là 40 – 45% tới năm 2030

Để xem chi tiết nội dung Quyết định số 2171/QĐ-TTg tại đây.

Lời kết

Đây là những văn bản có giá trị và thể hiện rõ định hướng phát triển trong xây dựng. Thay thế các loại gạch đỏ truyền thống bằng những vật liệu thân thiện và giá trị hơn. Đặc biệt là những vật liệu thông minh kích thước lớn và trọng lượng nhẹ sẽ mang lại hiệu quả cao cho công trình.

Ví dụ như gạch bê tông nhẹ AAC và tấm bê tông nhẹ ALC, EPS, Cemboard v.v… Đây là các vật liệu xanh có tính năng cao và trọng lượng thấp vì được làm từ loại bê tông siêu nhẹ, nhẹ nhất hiện nay. Đây là xu hướng phát triển bền vững và thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế: “Đưa mức phát thải ròng về 0 và năm 2050”