Đổ bê tông bị ngập nước là điều hay gặp phải khi thi công các công trình xây dựng. Tình huống này diễn ra có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến thời tiết hay vị trí, địa điểm thi công… Vậy đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không? Cách xử lý khi đổ bê tông bị ngập nước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp thắc mắc về các vấn đề này một cách chi tiết nhất nhé!
Tham khảo thêm:
NỘI DUNG BÀI VIẾT [ẨN]
Đổ bê tông bị ngập nước là gì?
Bê tông bị ngập nước có thể xảy ra khi công trình đang thi công với nhiều nguyên nhân. Trước hết nó thường xảy ra do yếu tố về thời tiết. Đây là điều mà chúng ta khó có thể biết chính xác trước được. Thời tiết là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến công trình xây dựng, nhất là khi đổ bê tông bị mưa to.
Trong quá trình đổ sàn bê tông, kết cấu móng, mái… mà gặp trời mưa là điều mà không ai mong muốn. Nếu mưa nhỏ lất phất thì ảnh hưởng ít đến lớp bê tông vừa đổ. Còn trường hợp xấu là nếu trời mưa to thì cần phải có cách xử lý sao cho phù hợp.
Một nguyên nhân khác nữa khiến bê tông mới đổ bị ngập nước đó là thi công vào đúng vị trí có mạch nước ngầm. Trong quá trình đào trúng mạch nước ngầm dẫn đến bê tông bị ngập nước nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng lớp bê tông tươi vừa đổ.
Đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không?
Đổ bê tông là một hạng mục vô cùng quan trọng. Cấu kiện bê tông luôn phải chịu lực và tải trọng cao để có thể đảm bảo kết cấu công trình ổn định. Rất nhiều người thắc mắc rằng không biết đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không? Hay Đổ bê tông móng bị ngập nước có sao không? Trước hết chúng ta đều phải khẳng định một cách khách quan là có ảnh hưởng.
Hiểu đơn giản thì sau khi đổ bê tông cần có thời gian để kết dính và đông cứng. Do vậy nếu như đổ bê tông bị ngập nước ngay thì hỗn hợp bê tông sẽ bị loãng và không đạt chất lượng như ban đầu. Đồng thời tỷ lệ cấp phối trong hỗn hợp bê tông tươi bị thay đổi. Lượng nước dư thừa làm nguyên nhân gây ra hiện tượng bê tông bị bọt khí. Điều này làm giảm cường độ chịu nén của bê tông và suy yếu đi khả năng chịu tải. Ngoài ra còn làm tăng khả năng bê tông bị bụi bẩn bám dính và đóng cặn.
Mặt khác nếu bê tông chưa khô và chưa có độ cứng nhất định thì khi ngập nước sẽ làm bề mặt bê tông bị rỗ, lồi lõm. Điều này kéo theo chúng ta lại phải bỏ thêm thời gian, công sức và tiền bạc để tái tạo lại bề mặt. Còn tùy thuộc vào thời điểm mưa, lượng lớn hay nhỏ, nước ngập nhiều hay không… mà gây ảnh hưởng nhiều hay ít đến chất lượng bê tông.
Cách xử lý khi đổ bê tông bị ngập nước
Trong phần trên có thể thấy ảnh hưởng của việc đổ bê tông bị ngập nước là không nhỏ. Do vậy chúng ta cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời. Mục đích quan trọng là nhằm giảm thiểu rủi ro cho phần bề mặt cũng như chất lượng bê tông. Cùng tham khảo một số phương pháp xử lý một cách nhanh chóng và chính xác dưới đây nhé:
Giải pháp phòng ngừa
Dân gian vẫn hay nói “phòng bệnh hơn trị bệnh” là điều chúng ta sẽ thực hiện đầu tiên. Trước khi phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để xử lý những ảnh hưởng xảy ra. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động các giải pháp phòng ngừa một cách hiệu quả. Có một điều chắc chắn rằng bạn không thể nào biết trước được điều kiện thời tiết sẽ diễn biến như thế nào. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thực hiện các cách sau đây để giảm thiểu rủi ro khi đổ bê tông:
- Theo dõi trước tin tức dự báo thời tiết của địa phương: Bạn có thể tránh được những trận mưa khi đổ bê tông từ trước với xác suất rất cao. Hãy tạm hoãn kế hoạch đổ bê tông khi dự báo thời tiết có mưa có thời gian đó bạn nhé.
- Ngay cả khi dự báo không mưa bạn cũng hãy chuẩn bị sẵn bạt lớn để che mưa nếu xảy ra.
- Chủ động xác định vị trí hố thu nước, ống dẫn nước để linh hoạt xử lý khi đang đổ bê tông thì bị ngập nước.
Xử lý mạch ngừng khi gặp trời mưa
Khi gặp trời mưa bắt buộc phải dừng công việc đổ bê tông lại. Trường hợp này khi chúng ta tiếp tục đổ bê tông phải tiến hành xử lý mạch ngừng. Mạch ngừng chính là điểm dừng và là điểm quan trọng cho bề mặt bê tông. Nếu như mạch ngừng quá dài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng móng và làm móng yếu đi. Do vậy cần phải hiểu rõ mạch ngừng trước khi quyết định xử lý. Trước khi tạm dừng đổ bê tông thì công nhân bắt buộc phải tạo mạch ngừng bằng phẳng.
Sau đó khi muốn đổ tiếp phần bê tông mới cần phải chú ý các công đoạn sau để đảm bảo liên kết giữa hai khối đổ mới và cũ:
- Tiến hành vệ sinh bề mặt lớp bê tông cũ sạch sẽ. Đục cạy bỏ bề mặt vữa trên lớp bê tông cũ mới đổ vì cường độ rất yếu. Cố gắng dùng búa phá tạo nhám và loại bỏ hoàn toàn các bọt khí yếu ớt.
- Dùng vòi xịt nước áp lực để rửa sạch sẽ bề mặt sau khi đục tạo nhám. Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tưới nước hồ dầu xi măng lên.
- Đảm bảo lớp bê tông mới có điều kiện tốt nhất để liên kết với lớp bê tông cũ. Có thể sử dụng thêm phụ gia kết dính để tăng khả năng liên kết.
Phối hợp với bộ phận thiết kế
Trường hợp khi thi công xây dựng có đơn vị tư vấn thiết kế chuyên môn phụ trách. Khi đó bạn nên phản hồi lại vấn đề này cho bên thiết kế để cùng phối hợp. Bộ phận thiết kế sẽ hỗ trợ bạn giải quyết được các vấn đề ảnh hưởng xảy ra trong quá trình thi công.
Có thể xem qua bản thiết kế để biết có nâng được nền cao lên hay không. Kỹ sư sẽ tự điều chỉnh lại bản thiết kế sao cho phù hợp với địa hình. Sau đó việc thi công sẽ tiếp tục diễn ra theo dự kiến nhờ các thông số chính xác trong bản vẽ. Đây là một phương pháp mang đến sự yên tâm hiệu quả cho gia chủ.
Xây dựng mương và hố thu thoát nước
Nếu bạn gặp trường hợp đang đổ bê tông móng nhà bị ngập nước. Bên cạnh hai cách trên thì có thể áp dụng phương pháp đào rộng xung quanh đế móng mỗi bên tối thiểu 30cm. Sau đó làm mương và một hố thu nước sâu hơn đế móng khoảng 20cm. Tiếp theo đưa họng hút của bơm vào hố thu bơm liên tục. Sau khi thi công bê tông móng xong thì tiến hành lấp đất luôn.
Lưu ý là không để cho bê tông bị ngập trong khoảng hơn 2 giờ kể từ khi đổ xong. Đây được đánh giá là một phương pháp khá hiệu quả, hạn chế nước làm cho ướt đế móng. Áp dụng theo cách này thì nước sẽ chạy theo mương để đi về hố thu và bơm nước không bị tràn lan ra khắp bề mặt.
Kết luận
Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không. Đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý khi đổ bê tông bị ngập nước hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ cảm thấy hữu ích và áp dụng thành công!