Với tình hình thay đổi liên tục của thị trường vật liệu xây dựng như hiện nay. Việc xây nhà càng khiến gia chủ phải tìm tòi nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây. Bài viết sau được tổng hợp khá chi tiết và cụ thể các vấn đề liên qua khi xây nhà.

Nhằm giúp giảm chi phí đầu tư, giảm tối đa chi phí phát sinh khi xây nhà. Đồng thời đảm bảo căn nhà thẩm mỹ và công năng tiện lợi nhất khi sử dụng, sinh hoạt.

Với bất cứ căn nhà, dự án xây dựng nào đều trải qua các quá trính sau đây. Tùy theo mức đầu tư mà yêu cầu đơn giản hay phức tạp tuy nhiên đều cần phải nắm bắt rõ ràng. Điều này sẽ giúp gia chủ tự tin và chủ động hơn khi xây nhà, quản lý & đầu tư tốt nhất.

Trang chủ SAKO Việt Nam: https://gachbetongnhe.com.vn

Tổng kho gạch nhẹ AAC của công ty SAKO Việt Nam

Giai đoạn 1: Chuẩn bị xây nhà

Trước khi tiến hành xây nhà thì quá trình chuẩn bị là hết sức quan trọng. Việc này sẽ giúp định hướng cụ thể cho bạn về chi phí, quy mô xây nhà. Hãy lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng nhất cùng mọi người trong gia đình/ tổ chức về công trình, ý tưởng bạn muốn xây.

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

Chuẩn bị ngân sách hay mức đầu tư để xây nhà.

Không ai khác ngoài bạn sẽ là người rõ nhất về tài chính của bạn. Việc định hướng rõ ràng tổng chi phí bỏ ra để xây dựng và hoàn thiện một căn nhà. Tổng chi phí nên được dự trù sẵn, rõ ràng về con số trong đầu. Điều này càng rõ ràng bao nhiêu sẽ càng giúp bạn tránh những quyết định lúng túng trong khi xây. Để có chi phí chính xác nên tham khảo các công trình tương đương đã hoàn thành. Tham khảo giá vật tư cùng loại mà công trình đang và mới hoàn thiện gần đây nhất.

Dự trù thêm giá trị trượt giá về vật liệu xây dựng, giá nhân công.

Đảm bảo rằng tổng ngân sách để xây nhà đã bao gồm cả giá trị này. Thường nên duy trì ở mức độ 5-10%.

Cân đối về quy mô khi xây nhà.

Đây là điều rất quan trọng, nên tính toán nhu cầu thực tế cần để xây nhà. Rất nhiều gia đình nhu cầu thực tế sử dụng khá ít tuy nhiên vẫn cố gắng xây nhà với diện tích lớn. Điều này hoàn toàn có thể kiểm soát được căn cứ vào số người trong gia đình và mục đích sử dụng. Hãy tính toán căn nhà của bạn cần bao nhiêu phòng ngủ, diện tích phòng khách, diện tích phòng ăn, nhà vệ sinh.

Ví dụ ngân sách 300-500 triệu hoàn toàn có thể xây được nhà với diện tích 100 m2. Tuy nhiên nên chi tiết ra diện tích phụ trợ như cầu thang, nhà vệ sinh, hành lang nên chiếm 20-25%. Còn lại là phân bố cho các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc v.v..
Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

Tuân thủ kế hoạch xây nhà đã định ra.

Đây chính là lúc mà bạn cần kiểm soát và tuân thủ kế hoạch, quy mô mà mình đã định ra. Do tâm lý khi làm nhà ai cũng muốn xây cho đẹp, trọn vẹn nhất có thể. Do vậy rất nhiều vấn đề sẽ làm bạn quan tâm để dẫn đến thay đổi thiết kế, thêm bớt các hạng mục. Đa số việc phát sinh chi phí lớn nhất đều trong giai đoạn này. Ví dụ đã làm cầu thang lên mái rồi thì lại muốn cố thêm cái mái với mấy bức tường để thành phòng luôn, rồi làm xong lại muốn cố thêm cái vệ sinh, cửa, lát sàn… cho hoàn chỉnh.

Để tránh việc phát sinh, tăng chi phí khi xây nhà. Chủ nhà cần chuẩn bị tâm lý vững vàng tránh các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới việc xây nhà. Tránh việc tư vấn, thay đổi không cần thiết mà dẫn đến không thể kiểm soát được chi phí. Nên nhớ rằng mọi chi phí đều do chính chủ nhà phải quyết định và bỏ ra.

Giai đoạn 2: Thiết kế

1. Lựa chọn thiết kế để xây nhà

a. Lựa chọn mẫu thiết kế nhà có sẵn

Đây là phương án khá tốt cho những gia đình muốn tiết kiệm chi phí xây nhà nhất. Hiện có rất nhiều các mẫu thiết kế nhà ở cấp 4, nhà cao tầng, nhà vườn. Các mẫu thiết kế này miễn phí và có thể dễ dàng có được từ những công trình đã thi công xong, các diễn đàn xây dựng uy tín. Nếu dành thời gian để tìm tòi và lựa chọn những mẫu thiết kế phù hợp với căn nhà mình định xây. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí đáng để.

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

Tham khảo các mẫu nhà đẹp nhất năm 2023 tại đây

Lưu ý khi sử dụng các mẫu nhà thiết kế có sẵn

Cần cân nhắc và xem xét mẫu nhà thiết kế miễn phí phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tránh các trường hợp sau khi lựa chọn và bắt đầu tiến hành thi công lại phát sinh các hạng mục khác hoặc thay đổi theo sở thích của mình.

Ví dụ như khi bắt đầu thi công bạn lại muốn thay đổi thiết kế theo sở thích của mình. Nếu thay đổi nhỏ về chi tiết thì việc điều chỉnh vẫn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên một khi thay đổi ảnh hưởng tới tổng thể công trình thì Nhà thầu phải sửa lại. Có rất nhiều trường hợp Nhà thầu và thiết kế loay hoay sửa đi sửa lại vì Chủ nhà muốn thay đổi. Chính những việc thay đổi này làm phát sinh rất nhiều chi phí.

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

b. Lựa chọn thiết kế riêng cho căn nhà

Việc lựa chọn thiết kế riêng cần tìm những nhà thiết kế có kinh nghiệm và năng lực. Các nhà thiết kế cần am hiểu về phong thủy và sở thích của chủ nhà. Hãy ngồi và trao đổi với nhà thiết kế mà bạn thuê để đưa ra ý tưởng và mong muốn của bạn. Tránh trường hợp khi triển khai bản vẽ thiết kế lại thay đổi về phong thủy do, thay đổi nội thất, quy mô v.v..

Tất cả những ý tưởng, sở thích của bạn nên gói gọn và chốt phương án cùng với nhà thiết kế. Đảm bảo rằng bản vẽ thiết kế là sản phẩm đã phù hợp và hoàn chỉnh với bạn. Những thay đổi nếu có sau này chỉ có thể thay đổi nhỏ nhằm tránh phát sinh chi phí tối đa khi xây nhà.

2. Lưu ý khi thiết kế nhà

Khi thiết kế nhà cần tính toán đến việc mở rộng, cơi nới hoặc xây thêm tầng sau này. Việc này giúp giảm chi phí khi có nhu cầu xây dựng thêm về sau. Đồng thời tránh ảnh hưởng tối đa tới tổng thể căn nhà đã hoàn thiện.Trú trọng tới kết cấu móng nhà là phần kết cấu quan trọng nhất. Móng nhà nên được đầu tư kỹ lưỡng nhất một căn nhà bền, đẹp vững chắc đều bắt nguồn từ móng mà lên. Đồng thời móng nhà khi đảm bảo kết cấu có thể giúp việc xây thêm tầng, cơi nới sau này dễ dàng. Thông thường chi phí để xây móng nhà thường chiếm tới 30% tổng chi phí xây dựng.

Bố cục trang trí và kiến tạo không gian cho căn nhà.

Trang trí căn nhà nên hài hòa và đơn giản. Chi phí trang trí hoa văn thường đắt hơn cho với chi phí xây thường rất nhiều. Do vậy nên đơn giản hóa việc tô trang trí. Việc này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí khi xây nhà. Mội căn nhà đẹp không xuất phát từ những hoa văn này, điều quan trọng là phải cân đối & hài hòa của tổng thể các hạng mục.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên cho căn nhà của bạn. Việc này giúp giảm chi phí điện năng sau này, đồng thời tạo không gian sống tự nhiên cho căn nhà. Các khu vực như phòng ngủ, bếp, phòng khách nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên nếu có thể.

Thông thường chiều cao tầng nhà nên làm từ 3.3 đến 4.2 m. Với chiều cao này sẽ đảm bảo sự thông thoáng cho căn nhà, chiều cao hợp lý cũng tiết kiệm chi phí xây nhà.

Bố trí các căn phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp hợp lý và theo nhu cầu sử dụng. Thông thường các khu vực này từ 12 đến 15 m2. Hoặc chiều rộng 3,3m x 3,6 – 4,5 m dài, chiều hẹp nhất của phòng tối thiểu nên để 3,3 m cho dễ kê đồ.

Thiết kế cho các hạng mục của căn nhà

Đối với cửa sổ, cửa ra vào nên bố trí hợp lý cả về vị trí và kích thước. Không nên dùng loại cửa cỡ to quá vừa tốn chi phí và không cần thiết. Vật liệu làm cửa bằng các loại gỗ công nghiệp, nhôm, kính hoặc nhựa sẽ rẻ hơn rất nhiều so với cửa gỗ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại mẫu cửa công nghiệp đã sản xuất sẵn. Sử dụng những sản phẩm này vừa tiện và cũng giảm chi phí đáng kể cho căn nhà.

Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.

Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.

Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng sử dụng loại tiết kiệm điện năng.

Thiết kế nội thất bên trong căn nhà

Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường. Có thể thương lượng kí hợp đồng với nhà cung cấp đồ nội thất một thời gian trước khi lấy hàng nhằm hạn chế giá cả tăng lên.

3. Chú ý lựa chọn vật liệu xây | trọn gạch xây nhà

Việc lựa chọn vật liệu xây hợp lý giúp giảm rất nhiều chi phí cho căn nhà. Thông thường gạch xây nhà có hai loại gạch đỏ nung và gạch không nung.

Sử dụng gạch đỏ đất nung

Gạch đỏ có lợi thế lớn do sản xuất tại mọi địa phương do vậy việc đặt hàng rất dễ dàng. Đa số các công trình từ lâu vẫn dùng loại gạch này tuy nhiên do khối lượng gạch nặng, khả năng chống nóng hạn chế, chống ồn và chống cháy kém. Vì vậy công năng sử dụng sau này có những điểm hạn chế nhất định.

Sử dụng gạch không nung

Trên thị trường hiện nay việc sử dụng dòng gạch không nung đang được khuyến khích nhất. Thông tư mới năm 2018 của Bộ Xây Dựng đưa vật liệu gạch không nung sử dụng cho toàn bộ các công trình cao tầng. Việc này cho thấy sự công nhận tính năng tuyệt vời của loại vật liệu này.

Sử dụng panel lắp ghép

Tấm panel là giải pháp thông minh cho các loại nhà lắp ghép và nhà tiền chế hiện nay. Trên thị trường rất nhiều loại và giá tấm panel cũng dao động khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tế chứng minh tấm panel bê tông nhẹ cụ thể panel alc viglacera là giải pháp tối ưu. Đây là vật liệu cao cấp của bê tông khí chưng áp, giúp thi công nhanh chóng. Đặc biệt ở khả năng chịu lực rất tốt do bổ xung cốt thép giai cường. Đặc tisnhc ủa bê tông khí chưng áp là chống cháy, chống nóng và cách âm đứng đầu hiện nay. 

Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà: dùng gạch AAC

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà

Đối với dòng gạch không nung, việc sử dụng gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC. Hay còn gọi là gạch siêu nhẹ AAC, gạch bê tông nhẹ AAC. Đây là sản phẩm cao cấp nhất trong các loại gạch không nung hiện nay. Đánh giá về tính năng thì trên thế giới đã công nhận từ gần 100 năm nay. Loại gạch siêu nhẹ AAC được sử dụng rộng rãi cho mọi công trình cao tầng, biệt thự, khách sạn, và nhà ở.

Một số tính năng của bê tông nhẹ AAC

Do trọng lượng siêu nhẹ giúp giảm chi phí kết cấu móng nhà. Vì kết cấu tường, vách không phải kết cấu chịu lực chính. Do vậy tải trọng càn nhẹ sẽ giúp giảm kết cấu của toàn bộ công trình.

Ngoài ra tính năng vượt trội nhất là khả năng chống nóng siêu việt, chống cháy rất tốt. Gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC chịu lửa được 4-8 tiếng ở nhiệt độ hơn 1000 độ C. Đồng thời khả năng cách âm rất tốt.

Những lợi ích gạch bê tông nhẹ AAC và Tấm Panel ALC đem lại giúp giảm chi phí kết cấu. Giảm chi phí thi công do vật liệu nhẹ dễ dàng thi công so với các loại vật liệu xây khác. Giảm chi phí điện năng khi sử dụng. Giảm các nguy cơ cháy nổ, giảm thiểu tác hại môi trường.

Việc sử dụng gạch bê tông nhẹ AAC, Tấm panel ALC là giải pháp tối ưu cho vật liệu xây hiện nay. Trên thị trường hiện có thể bị nhầm lẫn với dòng gạch không nung là gạch bê tông bọt. Loại gạch bê tông bọt có trọng lượng lớn hơn rất nhiều và sản xuất phương pháp thủ công hạn chế về quy mô và chất lượng.

Gạch bê tông nhẹ AAC, gạch siêu nhẹ AAC có kích thước chuẩn là chiều dài 600mm và chiều rộng 200mm. Còn gạch bê tông bọt khí có kích thước ngắn hơn 400mm và rộng 200 mm.

Tham khảo Hướng dẫn thi công gạch bê tông nhẹ, gạch siêu nhẹ AAC:

> Báo giá gạch bê tông nhẹ AAC, gạch siêu nhẹ AAC, gạch khí chưng áp tại đây

> Sản phẩm gạch siêu nhẹ chống nóng

> Sản phẩm gạch tôn nền siêu nhẹ

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

Gạch lát sân và lối đi

Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích.

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

Các loại gạch xây nhà, gạch ốp lát hoàn thiện, cách lựa chọn

Vật liệu xây dựng nhẹ, các loại vật liệu nhẹ xây dựng hoàn thiện

Giai đoạn 3: giai đoạn thi công xây nhà

1. Chọn nhà thầu thi công

Nên tìm hiểu thông tin về năng lực các nhà thầu trước khi trọn để thi công. Giá rẻ chưa hẳn đã là tiết kiệm nhất khi lựa chọn. Cần tham khảo các công trình tương tự, đánh giá từ những khách hàng khác. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu. Tốt nhất là các công trình có quy mô, thiết kế gần giống yêu cầu của bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công và phương án điều động nhân công theo tiến độ.

Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc trong khi thi công. Đồng thời để làm căn cứ quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Nên thỏa thuận với nhà thầu về thời gian giao nhà tránh chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian thi công.

Bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn. Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

2. Chọn hình thức thi công

a. Chủ nhà tự quản lý việc thi công

Việc này đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về quản lý thi công. Cần sắp xếp nhân công và đặt mua vật tư hợp lý theo khối lượng, chủng loại cần sử dụng.

Tuy nhiên biện pháp này sẽ khiến chủ nhà phải điều hành rất nhiều công việc. Vừa quản lý chi phí, vật tư, tiến độ và vấn đề phát sinh, thay đổi khi thi công. Dẫn đến làm cho chủ nhà bị quá tải dẫn đến công việc không thể kiểm soát được.

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

b. Giao cho Nhà thầu thi công

Giao khoán cho Chủ thầu thi công dưới nhiều hình thức. Giao khoán trọn gói, giao khoán theo từng hạng mục.

Giao Nhà thầu thi công trọn gói đa số hiện nay xây nhà thường áp dụng việc này. Chủ nhà chỉ làm việc thường xuyên với Nhà thầu chính. Tuy nhiên cần giám sát trực tiếp quá trình thi công của Nhà thầu. Trước khi thi công cần làm rõ đơn giá xây dựng theo m2. Đồng thời thống nhất giữa hai bên tiến độ, vật liệu và quy cách thi công. Ví dụ như cần làm rõ loại gạch xây, mác vữa, loại sơn, bả, chủng loại sắt thép. Một số thiết bị rời, có tiêu chuẩn như vệ sinh, bếp, vòi, chậu thậm chí gạch ốp lát chủ nhà có thể tự mua khá đơn giản ở các trung tâm vật liệu xây dựng theo khả năng tài chính và ý thích của mình.

Giao cho các Nhà thầu làm từng gói nhỏ. Việc này cần bạn phải điều khiển tiến độ thi công của từng nhà thầu nhỏ một. Đảm bảo sao cho các công việc của các Nhà thầu nhỏ không chồng chéo, không có xung đột. Tránh các vấn đề mâu thuẫn xảy ra ví dụ như chi phí trát phần đục ra để chạy đường điện, đường nước. Chủ nhà nên phối hợp các cánh thợ để họ làm việc với nhau với tinh thần xây dựng. Không cản trở nhau gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình.

3. Chọn vật liệu xây dựng

Tham khảo giá của từng loại vật liệu mà mình dự định mua. Từ thiết bị vệ sinh cho đến giá cả, mã hiệu, chủng loại gạch ốp lát. Tổng hợp các đơn giá này để lập dự toán xây nhà. Dự toán xây nhà càng thực tế bao nhiêu thì việc quản lý và thực hiện sẽ càng dễ dàng hơn sau này.

Nhiều trường hợp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu. Việc lựa chọn chỉ thông qua nhìn hình, xem giá rồi quyết định. Nhưng thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn. Sau đó chủ nhà nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng và lựa chọn đồ nội thất. Để khắc phục thì chủ nhà cần xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu.

Chọn vật liệu có khả năng chống bám bẩn (thiết bị vệ sinh). Vật liệu có khả năng tự làm sạch (kinh, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. Nhiều hàng sản xuất nội địa hiện nay không kém hàng ngoại về chất lượng mà giá lại rẻ hơn. Thậm chí một số vị trí sử dụng không nhất thiết phải dùng hàng ngoại đắt tiền.

> Gạch siêu nhẹ | Gạch AAC giải pháp xây nhà trên nền đất yếu

4. Một số vấn đề cần quan tâm:

Cần tuân thủ kế hoạch đã dự kiến, từ bản thiết kế đến chủng loại vật tư đã tham khảo. Giám sát thật chặt chẽ tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu…

Trước khi tiến hành xây dựng cần lên dự toán các phần việc cần thuê nhân công, mua vật tư. Việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ nhưng lại rất có ích trong việc quản lý chi phí xây dựng. Các khoản chi phí được tiên liệu trước sẽ giúp cho việc xây nhà được suôn sẻ.

Việc phân đoạn xây dựng giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo tài chính cho chủ nhà. Đồng thời tránh được việc phải cố vay mượn để xây nhà. Sắp xếp trình tự thi công theo các hạng mục: hạng mục nào cần phải xây trước, hạng mục nào có thể chừa lại thi công sau. Xem xét tới liên quan giữa các hạng mục thi công với nhau. Ví dụ đường dây điện, ống nước nếu làm chìm trong tường thì phải làm trước. Thiết bị như vòi nước, ổ cắm, công tắc, bóng đèn có thể lắp sau. Nếu đi đường điện và nước nổi thì dây điện và ống có thể đi sau cũng được.

Tổng kết chi phí hàng ngày, tính trước các khoản chi tiêu cho vài ngày tiếp theo. Các thông tin này sẽ giúp cho việc khống chế tiền xây nhà không bị vượt kế hoạch ban đầu.

Trên đây là tổng hợp Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà. Các vấn đề khá cơ bản và giúp cho bạn có thể chuẩn bị tốt nhất để xây nhà.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan

Các biện pháp chống nóng sân mái

Lưu ý khi thi công gạch siêu nhẹ AAC

3. Chọn vật liệu xây dựng

Tham khảo giá của từng loại vật liệu mà mình dự định mua. Từ thiết bị vệ sinh cho đến giá cả, mã hiệu, chủng loại gạch ốp lát. Tổng hợp các đơn giá này để lập dự toán xây nhà. Dự toán xây nhà càng thực tế bao nhiêu thì việc quản lý và thực hiện sẽ càng dễ dàng hơn sau này.

Nhiều trường hợp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu. Việc lựa chọn chỉ thông qua nhìn hình, xem giá rồi quyết định. Nhưng thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn. Sau đó chủ nhà nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng và lựa chọn đồ nội thất. Để khắc phục thì chủ nhà cần xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu.

Chọn vật liệu có khả năng chống bám bẩn (thiết bị vệ sinh). Vật liệu có khả năng tự làm sạch (kinh, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. Nhiều hàng sản xuất nội địa hiện nay không kém hàng ngoại về chất lượng mà giá lại rẻ hơn. Thậm chí một số vị trí sử dụng không nhất thiết phải dùng hàng ngoại đắt tiền.

> Gạch siêu nhẹ | Gạch AAC giải pháp xây nhà trên nền đất yếu

Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà.

4. Một số vấn đề cần quan tâm:

Cần tuân thủ kế hoạch đã dự kiến, từ bản thiết kế đến chủng loại vật tư đã tham khảo. Giám sát thật chặt chẽ tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu…

Trước khi tiến hành xây dựng cần lên dự toán các phần việc cần thuê nhân công, mua vật tư. Việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ nhưng lại rất có ích trong việc quản lý chi phí xây dựng. Các khoản chi phí được tiên liệu trước sẽ giúp cho việc xây nhà được suôn sẻ.

Việc phân đoạn xây dựng giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo tài chính cho chủ nhà. Đồng thời tránh được việc phải cố vay mượn để xây nhà. Sắp xếp trình tự thi công theo các hạng mục: hạng mục nào cần phải xây trước, hạng mục nào có thể chừa lại thi công sau. Xem xét tới liên quan giữa các hạng mục thi công với nhau. Ví dụ đường dây điện, ống nước nếu làm chìm trong tường thì phải làm trước. Thiết bị như vòi nước, ổ cắm, công tắc, bóng đèn có thể lắp sau. Nếu đi đường điện và nước nổi thì dây điện và ống có thể đi sau cũng được.

Tổng kết chi phí hàng ngày, tính trước các khoản chi tiêu cho vài ngày tiếp theo. Các thông tin này sẽ giúp cho việc khống chế tiền xây nhà không bị vượt kế hoạch ban đầu.

Trên đây là tổng hợp Kinh nghiệm khi xây nhà | chọn vật liệu xây | chọn gạch xây nhà. Các vấn đề khá cơ bản và giúp cho bạn có thể chuẩn bị tốt nhất để xây nhà.

 

Tham khảo thêm các bài viết liên quan

Các biện pháp chống nóng sân mái

Lưu ý khi thi công gạch siêu nhẹ AAC (gạch bê tông nhẹ)

Gạch không nung, gạch block là gì – Các loại gạch không nung