Trên thực tế, bê tông nhẹ gồm có nhiều loại. Trong đó, chúng tôi đã đề cập tới 5 loại bê tông siêu nhẹ cần biết tại đây. Cụ thể bao gồm các loại:
+ Bê tông khí chưng áp AAC, ALC
+ Bê tông nhẹ bọt khí
+ Bê tông nhẹ EPS
+ Bê tông siêu nhẹ Cemboard
+ Bê tông nhẹ Xuân Mai
Tương ứng với mỗi loại là một công nghệ làm bê tông nhẹ với những công thức khác nhau. Không phải dòng nào cũng có thể áp dụng để tự làm bê tông nhẹ theo nhu cầu được. Những loại bê tông nhẹ phân khúc cao cấp như bê tông khí chưng áp cần ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chi phí vốn đầu tư lớn mới có thể làm được.
Vì vậy trong nội dung bài viết này, GachBeTongNhe xin chia sẻ cách làm bê tông nhẹ bọt xốp. Đây là dòng bê tông nhẹ bọt khí không chưng áp viết tắt là CLC. Dòng bê tông bọt nhẹ này có thể tự làm với công thức và yêu cầu về thiết bị máy móc đơn giản. Trên thị trường các đơn vị quy mô nhỏ hoàn toàn có thể áp dụng để sản xuất loại bê tông nhẹ này.
NỘI DUNG BÀI VIẾT [ẨN]
Bê tông nhẹ bọt xốp là gì?
Bê tông nhẹ bọt xốp hay còn gọi bê tông bọt khí thông thường không chưng áp. Đây là loại bê tông siêu nhẹ sản xuất từ xi măng, cát, chất tạo bọt, phụ gia bê tông nhẹ, sợi PP gia cường v.v… Công nghệ sản xuất bê tông nhẹ tạo ra cấu trúc bọt khí lỗ rỗng liên kết với nhau. Cấu trúc này có tác dụng tăng thể tích và giảm trọng lượng của hỗn hợp bê tông. Ngoài ra nhờ tác dụng của chất tạo bọt và phụ gia nên các tính năng như cách nhiệt, chống nóng, chống cháy và cách âm là những ưu điểm của loại bê tông nhẹ này.
Tên tiếng anh chuyên ngành là Cellular Lightweight Concrete (CLC).
Ứng dụng của bê tông nhẹ bọt xốp
Bê tông siêu nhẹ bọt xốp không chưng áp được ứng dụng trong việc sản xuất gạch bê tông nhẹ, tấm panel bê tông nhẹ. Ngoài ra hỗn hợp bê tông nhẹ bọt xốp này còn sử dụng như san nền, lấp mặt bằng, đổ mái chống nóng v.v.
Tự làm bê tông nhẹ có được không?
Hỗn hợp bê tông bọt khí CLC và bê tông xốp EPS hoàn toàn có thể tự làm được. Do nguyên liệu làm bê tông nhẹ này rất phổ biến trên thị trường: xi măng, cát, chất tạo bọt, phụ gia làm bê tông nhẹ, sợi PP, hạt xốp EPS… Công thức làm bê tông nhẹ đơn giản không đòi hỏi công nghệ cao, chi phí đầu tư thấp. Vì vậy rất nhiều đơn vị sản xuất rất quan tâm tới cách làm bê tông nhẹ này.
Hướng dẫn làm bê tông nhẹ
Cùng tìm hiểu cách làm bê tông siêu nhẹ áp dụng cho dòng bê tông bọt xốp CLC. Để làm bê tông siêu nhẹ chúng ta cần chú ý theo tường bước dưới đây.
Vật liệu làm bê tông nhẹ bọt xốp
Nguyên vật liệu làm bê tông bọt nhẹ bao gồm các nguyên liệu chính sau:
+ Xi măng Portland
+ Tro bay (có thể được sử dụng hoặc không tùy theo điều kiện sản xuất)
+ Nước sạch
+ Chất tạo bọt bê tông nhẹ
+ Các loại phụ gia bê tông nhẹ cần thiết khác
+ Hạt xốp EPS (sử dụng để làm bê tông xốp EPS)
+ Sợi PP Polypropylene gia cường bê tông nhẹ
Dung dịch làm bê tông nhẹ
+ Dung dịch làm bê tông nhẹ thực tế được hiểu là hóa chất phụ gia tạo bọt. Trên thị trường các loại dung dịch làm bê tông nhẹ thường sử dụng như: Chất tạo bọt EABASSOC, SAMOC, v.v….
+ Ngoài ra cũng có thể bổ xung các loại phụ gia bê tông để cải thiện tính năng. Tuy nhiên sử dụng loại phụ gia nào cần tuân thủ theo công thức làm bê tông nhẹ tương ứng.
Máy làm bê tông nhẹ
Các loại thiết bị máy móc chính để làm bê tông nhẹ bao gồm:
Máy tạo bọt bê tông nhẹ
Máy bơm bê tông bọt
Máy trộn bê tông bọt
Khuôn đúc gạch bê tông bọt nhẹ
Khuôn đúc tấm panel bê tông nhẹ
Máy cắt gạch bê tông nhẹ bọt khí
Cách làm bê tông bọt CLC
Công thức làm bê tông nhẹ đơn giản và dễ nhớ nhất theo tỷ lệ các nguyên liệu như sau:
Xi măng / Cát / Bọt khí / Nước sạch = 1.5 / 1.5 / 1 / 6
Đây là công thức áp dụng sản xuất bê tông bọt CLC được chia sẻ khá phổ biến tại Trung Quốc. Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo cách trộn hỗn hợp bê tông bọt CLC tại Việt Nam như sau:
Trộn chất tạo bọt (EABASSOC, SAMOC v.v…) cùng nước sạch theo tỷ lệ: 1/30 ÷ 1/40.
Hỗn hợp được qua máy tạo bọt để tạo bọt khí trắng mịn và xốp đều.
Bọt khí được tạo ra được trộn cùng hỗn hợp bê tông tươi gồm (xi măng Portland, cát, nước sạch). Tỷ lệ giữa bọt khí và hỗn hợp bê tông từ 500 ÷ 600 lít bọt khí cho 1 m3 bê tông tươi.
Bổ xung sợi PP gia cường vào hỗn hợp bê tông nhẹ với tỷ lệ 5kg/ 1m3 bê tông bọt CLC.
Hỗn hợp bê tông bọt được trộn đều qua hệ thống máy trộn bê tông nhẹ. Sau khi tạo thành hỗn hợp đạt chất lượng được bơm từ máy bơm để sử dụng tùy theo mục đích.
Cách làm gạch siêu nhẹ bọt khí CLC
Hỗn hợp bê tông bọt CLC sau khi được tạo ra từ máy bơm sẽ được đưa ra ngoài bằng máy bơm. Máy bơm bê tông nhẹ đưa hỗn hợp vào khuôn đúc gạch bê tông nhẹ CLC. Khuôn đúc gạch được định hình theo kích thước sản xuất thiết kế từ trước.
Thời gian ủ và bảo dưỡng hỗn hợp bê tông bọt CLC trong khuôn đúc cho tới khi đạt cường độ. Tiến hành tháo khuôn đúc gạch và đưa gạch siêu nhẹ bọt khí CLC ra khu vực tập kết.
Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng khuôn đúc khổ lớn. Hỗn hợp sau khi đóng rắn đạt cường độ sẽ sử dụng máy cắt gạch bê tông nhẹ tự động. Các dây thép được điều chỉnh theo kích thước các viên gạch bê tông nhỏ. Việc cắt tạo hình được tiến hành nhanh, gọn, nguyên khối sau khi cắt được chuyển ra ngoài tập kết.
Cách làm mái bê tông nhẹ
Hỗn hợp bê tông nhẹ bọt khí được bơm trực tiếp lên mái làm giải pháp chống nóng. Đây là cách làm mái bê tông nhẹ đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên yêu cầu cần có kết cấu mái ổn định từ trước.
Cách làm bê tông xốp EPS
Hạt xốp EPS được lựa chọn đảm bảo chất lượng và không lẫn tạp chất. Trộn hỗn hợp bê tông và hạt xốp cùng chất tạo bọt theo tỷ lệ: 25kg hạt xốp EPS / 5m3 bê tông xốp / 1 lít chất tạo bọt.
Hỗn hợp bê tông xốp sau khi được trộn đều cần có độ dẻo hợp lý. Chúng ta đánh giá độ dẻo như dạng sền sệt giống kem đánh răng là được. Nếu để lỏng quá tức là nhiều nước các hạt xốp EPS sẽ có xu hướng nổi hết lên bề mặt. Điều này làm hỗn hợp bê tông xốp không đạt chất lượng bị tách lớp.
Cách làm sàn bê tông nhẹ EPS
Chuẩn bị khuôn đúc tấm bê tông nhẹ EPS có đan lưới thép 02 lớp theo thiết kế từ trước. Tiến hành đổ hỗn hợp bê tông nhẹ EPS sau khi trộn vào khuôn đúc tấm. Thông thường các tấm bê tông nhẹ EPS được thiết kế với kích thước như 1200x600x100mm, 1200x600x150mm, 2400x600x100mm, 2400x600x150mm. Tuy nhiên, kích thước này có thể điều chỉnh dễ dàng phụ thuộc vào mục đích và thiết kế của người sản xuất.
Sau khi hỗn hợp bê tông đóng rắn đạt cường độ cho phép. Tiến hành tháo khuôn đúc tấm panel bê tông nhẹ ra. Tấm bê tông nhẹ EPS được tập kết và chuyển ra vị trí thi công sàn bê tông nhẹ lắp ghép.
Lưu ý khi tự làm bê tông nhẹ
Không nên sản xuất đại trà với khối lượng lớn. Bạn trước hết nên làm thử một khối lượng nhỏ để kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông nhẹ có tốt không. Sau khi làm quen và chất lượng hỗn hợp bê tông nhẹ ổn định. Khi đó các bạn cần thống kê lại công thức chính xác nhất theo tỷ lệ của từng nguyên liệu một.
Bê tông nhẹ bọt xốp là sản phẩm không qua công đoạn chưng áp. Để chưng áp trong điều kiện tiêu chuẩn cần áp dụng dây chuyền và công nghệ hiện đại hơn. Đây là công nghệ sản xuất bê tông khí chưng áp.
Khi làm sàn bê tông nhẹ bạn cần chú ý đem sản phẩm thí nghiệm thử tải trước tiên. Đặc biệt cần bố trí lưới cốt thép hai lớp theo các nhà sản xuất hay sử dụng. Việc thử tải, kiểm tra độ uốn, chống va đập rất quan trọng cho kết cấu của công trình.
Đối với việc tự làm bê tông nhẹ chỉ nên áp dụng để sử dụng xây dựng những hạng mục phụ trợ. Hoặc áp dụng cho các công trình ở xa, vị trí khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao đúng quy cách.
Khi xây nhà bằng bê tông nhẹ các bạn nên sử dụng các sản phẩm được sản xuất theo quy chuẩn. Các đơn vị uy tín tạo nên các thương hiệu hàng đầu sẽ đem lại chất lượng cao và tốt hơn rất nhiều. Các thương hiệu lớn về làm bê tông nhẹ chất lượng cao hiện nay như: GachBeTongNhe, Sako Việt Nam, Viglacera, Eblock v.v…