Tấm bê tông nhẹ hay còn gọi là tấm bê tông siêu nhẹ. Đây là sản phẩm được sản xuất dạng tấm panel khổ lớn từ vật liệu bê tông siêu nhẹ. Tấm bê tông nhẹ được sử dụng để lắp ghép kết cấu tường bao, vách ngăn, sàn bê tông nhẹ của công trình. Với đặc tính nhẹ, độ bền và chịu lực cao, dễ dàng thi công, tấm bê tông nhẹ còn đem lại những hiệu quả lớn về khả năng chống nóng, chống cháy, cách âm, cách nhiệt. Đặc biệt, tấm tường và sàn bê tông nhẹ vừa đảm bảo thẩm mỹ và giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cao.

Như chúng tôi đã đề cập rất chi tiết về các loại bê tông nhẹ tại đây. Trên thực tế có 5 loại bê tông nhẹ phổ biến nhất gồm:

  • Bê tông khí chưng áp: Sản xuất tấm bê tông nhẹ ALC hay còn gọi tấm panel ALC, tấm bê tông khí chưng áp

  • Bê tông nhẹ EPS: Sản xuất tấm bê tông nhẹ EPS

  • Bê tông siêu nhẹ Cemboard: Sản xuất tấm bê tông siêu nhẹ Cemboard

  • Bê tông nhẹ Xuân Mai: Sản xuất tấm tường Acotec

  • Bê tông nhẹ bọt khí: Sản xuất tấm bê tông bọt khí không chưng áp

Sau đây chúng tôi sẽ chi tiết từng kích thước tấm bê tông nhẹ tốt nhất từ nhà sản xuất. Căn cứ kích thước tấm bê tông siêu nhẹ tiêu chuẩn này, bạn sẽ lựa chọn phù hợp để lắp kết cấu tường, vách và sàn bê tông nhẹ tương ứng.

Các loại tấm bê tông nhẹ và kích thước tấm bê tông siêu nhẹ tiêu chuẩn

1. Tấm bê tông nhẹ ALC

Tấm bê tông nhẹ ACL sản xuất từ bê tông khí chưng áp kết hợp lưới cốt thép gia cường. Bê tông khí chưng áp là loại bê tông siêu nhẹ công nghệ cao nhất hiện nay. Nhờ kế thừa các tính năng ưu việt của bê tông khí chưng áp và được gia cường bằng lưới cốt thép chống ăn mòn. Tấm ALC cho thấy những ưu điểm vượt trội trong thi công xây nhà lắp ghép hiện nay. Tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết về tấm bê tông nhẹ ALC tại đây.

Bảng thông số kỹ thuật của tấm bê tông nhẹ ALC thương hiệu Viglacera

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị

Thông số

Tỷ trọng khô

Kg/m3

≤ 700

Cường độ nén trung bình

Mpa

≥ 3.5

Sức treo tại điểm

N

≥ 1500

Độ co khô

mm/m

≤ 0.2

Khả năng chống va đập

%

> 2.5

Khả năng chống uốn

%

> 1.5

Tấm bê tông nhẹ 2 lõi thép tiêu chuẩn Viglacera

Kích thước tấm bê tông nhẹ ALC làm tường vách

Kích thước tấm bê tông nhẹ ALC làm tường hoặc vách ngăn có chiều dài thay đổi từ 1200mm đến hơn 4000mm. Chiều rộng của kích thước tấm bê tông nhẹ ALC mặc định theo tiêu chuẩn nhà máy là 600mm. Chiều dày của tấm ALC có thể thay đổi theo các cỡ 75mm, 100mm, 150mm và 200mm.

Bảng thông số kích thước tấm bê tông nhẹ ALC Viglacera làm tường vách

Chiều dài

(mm)

Chiều rộng

(mm)

Chiều dày

(mm)

Cốt thép

1200

600

100

Không có cốt thép

1200

600

75

Một lưới thép

1200/ 1500/ 2000/ 2400

600

100

Một lưới thép

1200 ÷ 4800

600

100

Hai lưới thép

1200 ÷ 4800

600

150

Hai lưới thép

1200 ÷ 4800

600

200

Hai lưới thép

Kích thước tấm bê tông nhẹ ALC Viglacera

Kích thước tấm sàn bê tông siêu nhẹ ALC Viglacera

Kích thước tấm sàn bê tông nhẹ ALC có chiều dài từ 1200mm đến trên 4000mm. Thông thường để làm tấm sàn sẽ sử dụng các loại kích thước phổ biến chính như sau:

Bảng thông số kích thước tấm sàn bê tông nhẹ ALC Viglacera

Chiều dài

(mm)

Chiều rộng

(mm)

Chiều dày

(mm)

Cốt thép

1200

600

75

Một lưới thép

1200 ÷ 4800

600

100

Hai lưới thép

1200 ÷ 4800

600

150

Hai lưới thép

1200 ÷ 4800

600

200

Hai lưới thép

Video lắp đặt tấm bê tông nhẹ Viglacera

2. Tấm bê tông nhẹ EPS

Tấm bê tông siêu nhẹ EPS là sản phẩm kết hợp giữa bê tông EPS và cốt thép gia cường. Tấm bê tông EPS vừa có trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt, chống cháy hiệu quả. Mặt khác, với lưới cốt thép gia cường bên trong cho phép Tấm EPS chịu lực, chịu tải vượt trội.

So với tấm bê tông nhẹ ALC thì đây là hai dòng sản phẩm khá tương đồng về ứng dụng và phương pháp lắp đặt. Các tấm bê tông nhẹ ALC và EPS đều được lắp ghép bởi liên kết ngàm âm dương kết hợp với keo dán tấm bê tông nhẹ chuyên dụng. Hệ tường và sàn lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ cho sự chính xác, tính thẩm mỹ và tiến độ thi công rất nhanh. Kích thước tấm bê tông nhẹ EPS cũng được chia làm các khổ khác nhau về chiều dày và chiều dày. Đồng thời việc phân bổ cốt thép bên trong khác nhau giữa các loại.

Kích thước tấm bê tông nhẹ EPS chi tiết tại đây

Kích thước tiêu chuẩn của tấm bê tông nhẹ EPS

Tấm bê tông siêu nhẹ Cemboard

Tấm bê tông siêu nhẹ Cemboard hay còn gọi là tấm xi măng nhẹ Cemboard. Thành phần chính của nó gồm: hỗn hợp xi măng Portland, sợi Cellulose tinh chế, cát siêu mịn Silica.

Khác với tấm bê tông nhẹ ALC sản xuất từ bê tông khí chưng áp AAC. Tấm xi măng cốt sợi Cemboard phù hợp với các kết cấu tường, vách thi công nội thất. Đồng thời tấm xi măng Cemboard còn được ứng dụng làm kết cấu sàn gác lửng, gác xép. Còn tấm bê tông nhẹ ALC được ứng dụng trong kết cấu xây thô tường bao ngoài, vách ngăn và sàn bê tông nhẹ lắp ghép cho toàn bộ công trình.

Bảng kích thước tấm bê tông siêu nhẹ đúc sẵn Cemboard tiêu chuẩn

Chiều dài

(mm)

Chiều rộng

(mm)

Chiều dày

(mm)

2000

1000

12/ 14/ 15/ 16/ 18/ 20

2440

1220

3.5/ 4/ 4.5/ 6/ 8/ 10

2440

1220

12/ 15/ 16/ 18/ 20/ 24

Sản phẩm tấm bê tông nhẹ Cemboard dùng lắp tường vách ngăn

Báo giá tấm bê tông siêu nhẹ mới nhất

Giá tấm bê tông nhẹ trên thị trường hiện nay phụ thuộc vào chủng loại và kích thước tấm bê tông siêu nhẹ sử dụng. Tùy từng kích thước (nhất là theo độ dày) mà diện tích sử dụng cũng sẽ thay đổi. Đối với các kích thước tấm bê tông nhẹ có chiều dày nhỏ hơn thì diện tích sử dụng sẽ được nhiều. Do vậy, giá tấm bê tông siêu nhẹ đối với chiều dày càng nhỏ sẽ càng thấp hơn.

Các loại tấm bê tông nhẹ ALC, EPS hay Cemboard đều có những ưu nhược điểm riêng. Đối với dòng tấm bê tông khí chưng áp, tấm ALC hiện nay được những thương hiệu lớn ưu tiên và chú trọng về công nghệ hơn cả.

Cụ thể là thương hiệu Viglacera, ông lớn trong lĩnh vực xây dựng và là thương hiệu tầm cỡ quốc gia. Viglacera đã và đang ngày càng cải tiến và đầu tư kỹ lưỡng hơn nữa trong các sản phẩm tấm bê tông nhẹ ALC. Đây có thể được coi là sản phẩm thông minh có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường xây nhà lắp ghép.

Mua tấm bê tông siêu nhẹ ở đâu?

GachBeTongNhe tự hào là đơn vị đi đầu về vật liệu bê tông siêu nhẹ và bê tông khí chưng áp. Các sản phẩm như gạch siêu nhẹ và tấm bê tông nhẹ ALC đã trở thành thương hiệu suốt một chặng đường dài. Các sản phẩm bê tông khí chưng áp chính hãng nhà máy Viglacera, Eblock đã gây dựng được niềm tin của mọi đối tác ở khắp các tỉnh thành.

Các khu vực miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh, Bắc Giang v.v…..

Các khu vực miền Nam: TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Phú Quốc, Vũng Tàu, Đồng Nai v.v…

Thông tin liên hệ

  • Công ty TNHH Sako Việt Nam

  • Nhà máy bê tông khí Viglacera, Khu công nghiệp Yên Phong, Long Châu, Yên Phong, Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Số 30, Phố Thú Y, Hoài Đức, Hà Nội. Google Map tại đây

  • Email: sakomienbac@gmail.com

  • Điện thoại: 0987.254.929

  • Website: https://gachbetongnhe.com.vn

  • Khu vực TPHCM: Khu công nghiệp Thịnh Phát, Lương Bình, Bến Lức, Long An

  • Điện thoại: 0926.422.422

Kích thước tấm bê tông siêu nhẹ dùng xây nhà

Một số câu hỏi liên quan

Lựa chọn kích thước tấm bê tông nhẹ nào tốt nhất?

Để lựa chọn kích thước tấm bê tông siêu nhẹ chính xác và tốt nhất các bạn cần chú ý:

  • Xác định chủng loại tấm bê tông nhẹ nào phù hợp: tấm ALC hay tấm EPS hay tấm Cemboard

  • Đối với tấm làm tường và vách ngăn chúng tôi khuyến nghị các bạn nên dùng kích thước tấm bê tông nhẹ vừa nhịp. Chiều dài của tấm bê tông nhẹ nên dao động từ 1200mm đến 3200mm. Không nên dùng tấm quá dài vì vừa nặng và biện pháp lắp đặt sẽ phức tạp hơn. Đặc biệt, tấm chiều dài trên 3200mm của bê tông khí chưng áp lại áp mức giá cao hơn.

  • Kích thước tấm tường bê tông siêu nhẹ nên dùng loại không cốt thép hoặc 1 lõi thép. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho bạn. Đồng thời hệ tường vách thường không tham gia chịu lực nên không cần thiết phải sử dụng loại có 2 lớp thép.

  • Kích thước tấm sàn bê tông siêu nhẹ nên dùng loại có chiều dài trên 2000mm trở lên. Vì tấm càng dài thì càng ít mạch ghép và sàn bê tông nhẹ không bị chia nhỏ nhiều. Đồng thời nên dùng tấm có 02 lớp thép để đảm bảo khả năng chịu lực tốt cho sàn.

Sử dụng tấm bê tông nhẹ có tốt không?

Tấm bê tông nhẹ có rất nhiều ưu điểm mang lại cho công trình xây dựng. Cụ thể chúng ta có thể thấy như sau:

  • Trọng lượng nhẹ: Dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Đồng thời giảm chi phí cho kết cấu chịu lực như dầm, cột và nền móng.

  • Khả năng chống nóng: Tấm bê tông nhẹ ALC có khả năng chống nóng cao gấp 5 đến 6 lần so với vật liệu truyền thống. Điều này mang lại lợi ích to lớn khi xây dựng tại các khu vực nhiệt độ cao

  • Khả năng chống cháy: Tấm bê tông khí chưng áp có hệ số chống cháy tiêu chuẩn EI240. Đây là tấm panel chống cháy ưu việt nhất hiện nay cho nhà xưởng, nhà công nghiệp.

  • Khả năng cách âm, cách nhiệt: Với cấu trúc bọt khí và hệ số dẫn nhiệt thấp. Tấm bê tông siêu nhẹ đúc sẵn cho khả năng cách âm, cách nhiệt tuyệt vời hơn bao giờ hết.

  • Thân thiện với môi trường: Các tấm bê tông nhẹ ALC, AAC, EPS, Cemboard đều được sản xuất từ vật liệu không nung. Công nghệ sản xuất xanh, thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Cần lưu ý gì khi mua tấm bê tông nhẹ?

Đối với tấm bê tông khí chưng áp ALC, các bạn nên mua thương hiệu lớn uy tín như Viglacera và Eblock. Do nhà máy sản xuất tấm bê tông nhẹ tại Việt Nam theo dây chuyền hiện đại này rất hiếm. Hiện nay chỉ hai thương hiệu này tại miền Bắc và miền Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và xuất khẩu đi được.

Trên từng tấm bê tông nhẹ cần có dập thương hiệu của nhà sản xuất. Tránh tình trạng mua các tấm bê tông nhẹ không có nhãn mác, hàng nhái trục lợi.

Các sản phẩm chuyên nghiệp như tấm bê tông nhẹ ALC Viglacera thường được dập logo Viglacera trên từng sản phẩm. Các kiện được đóng pallet và quấn màng keo cẩn thận, xung quanh có logo Viglacera.

Nên tìm các địa chỉ bán tấm bê tông nhẹ uy tín, chính hãng và được nhiều người đánh giá cao. Tránh mua các thương hiệu không rõ nguồn gốc, dịch vụ thiếu chuyên nghiệp.

Công trình lắp tấm bê tông khí chưng áp ALC

Ưu nhược điểm của tấm bê tông siêu nhẹ là gì?

Các bạn tham khảo nội dung rất chi tiết về ưu nhược điểm của bê tông siêu nhẹ tại đây. Những ưu điểm và nhược điểm của từng loại bê tông siêu nhẹ cũng hoàn toàn phù hợp với dòng sản phẩm tấm bê tông nhẹ.

Có bao nhiêu loại tấm bê tông nhẹ?

Trên thực tế có rất nhiều những sản phẩm tương đồng thuộc dòng tấm bê tông nhẹ. Ví dụ như

  • Tấm xi măng nhẹ

  • Tấm bê tông cốt sợi

  • Tấm bê tông Acotec

  • Tấm bê tông khí chưng áp ALC, AAC

  • Tấm bê tông nhẹ EPS

  • Tấm Cemboard

  • Tấm Duraflex

Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập về 05 loại bê tông siêu nhẹ phổ biến nhất. Thì trong các dòng tấm bê tông nhẹ các bạn chỉ cần liệt kê 03 loại chính nhất đó là:

  • Tấm bê tông nhẹ ALC, AAC: bê tông khí chưng áp

  • Tấm bê tông nhẹ EPS: bê tông xốp EPS

  • Tấm bê tông siêu nhẹ Cemboard: xi măng cốt sợi siêu nhẹ

Hi vọng những nội dung trong bài viết đã làm sáng tỏ cho bạn về tấm bê tông nhẹ. Tùy theo từng mục đính sử dụng, chúc bạn có những lựa chọn thật hợp lý cho công trình của mình nhé.