Bê tông nhựa là vật liệu sử dụng để thi công các kết cấu giao thông như: mặt đường, mặt cầu v.v. Do đặc tính gắn kết và chịu tải cùng tuổi thọ rất cao mà hỗn hợp bê tông này được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Vai trò của nó rất quan trọng trong xây dựng các công trình giao thông hiện nay. Bê tông nhựa trong tiếng anh là gì? Từ chuyên ngành kỹ thuật in English là “Asphalt concrete”. Tên viết tắt trong tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Việt Nam là “BTN”.

Thành phần BTN là hỗn hợp các vật liệu: cát, đá, bột khoáng và nhựa đường. Theo tỷ lệ trộn hỗn hợp nhất định sẽ tạo nên các loại cường độ và tính chất khác nhau. BTN trọng lượng riêng trung bình từ 2350 kg/m3 cho đến 2500 kg/m3. Với tỷ trọng này so với trọng lượng bê tông siêu nhẹ thì nặng gấp gần 4 lần.

Vật liệu bột khoáng được nghiền từ đá vôi can xit, xỉ bazơ hoặc là xi măng. Tỷ lệ bột khoáng mịn phải đạt ít nhất 70% lọt qua sàng 0.075 mm. Nhựa đường dùng trong hỗn hợp BTN được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng khối lượng trong hỗn hợp. Đơn bị Pb được sử dụng để thể hiện hàm lượng phần trăm này trong tiêu chuẩn chung của thế giới.

Trên thực tế hỗn hợp bê tông này được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết có mấy loại bê tông nhựa và đặc điểm của từng loại.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan về Bê tông:

Thi công nhựa bê tông nóng rải thảm

Phân loại theo nhiệt độ

Bê tông nhựa nóng

Bê tông nhựa nóng là gì? Là hỗn hợp được trộn đều lẫn nhau theo tỷ lệ nhất định giữa các thành phần cốt liệu cát, đá dăm, bột khoáng. Trong quá trình trộn, hỗn hợp được sấy nóng và sau đó được trộn cùng nhựa đường theo thiết kế. Nhiệt độ khi trộn các hỗn hợp được khống chế từ 140 đến 160 độ C. Tên viết tắt trong tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN là “BTNN”.

Ưu điểm bê tông nhựa nóng

  • BTNN có khả năng chịu tải trọng động, chịu lực nén, chịu va đập tốt

  • Khả năng chống mài mòn cao và hạn chế phát sinh bụi trong quá trình hoạt tải di chuyển

  • Dễ dàng thi công, tạo độ bằng phẳng và cảm giác đi lại trên bề mặt êm.

  • Hạn chế được tiếng ồn trên các mặt cầu đường với lưu lượng xe cơ giới qua lại.

  • Dễ dàng bảo trì và linh hoạt trong việc thi công sửa chữa trực tiếp trên bề mặt lớp cũ.

  • Bề mặt đường giao thông bằng BTN nóng có tính thẩm mĩ cao.

Chính vì vậy kết cấu mặt đường giao thông ứng dụng BTNN mang lại những lợi ích to lớn. BTNN có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Nâng cao đời sống và phát triển kinh tế bằng những công trình giao thông tốt và bền vững.

Nhược điểm của bê tông nhựa nóng

  • Do bê tông nhựa màu sẫm vì vậy hạn chế tầm nhìn vào ban đêm. Tuy nhiên, vấn đề này thường được xử lý bằng hệ thống biển báo, vạch chỉ đường, lan can có phản quang.

  • Khi nhiệt độ ngoài trời cao mặt đường bằng BTN giảm cường độ. Đồng thời mặt đường BTN hấp thụ nhiệt khá cao làm cảm giác nóng bức càng tăng lên.

  • Trong điều kiện nước đọng thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến bề mặt. Giảm cường độ và có thể dễ bị sói mòn.

  • Bề mặt đường dễ bị trơn trượt nếu ma xát kém trong thời tiết ẩm ướt.

  • Trong trường hợp sửa chữa không đúng quy trình. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa gió lâu ngày rất dễ làm hỏng đường. Việc này dấn đến phải sửa chữa, chắp vá bề mặt đường thường xuyên.

Bê tông nhựa rỗng

Các loại bê tông nhựa nóng

Phân loại theo phương pháp sản xuất
  • BTNN thường: là hỗn hợp đá dăm, cát và bột khoáng sấy khô được trộn đều với nhau theo tỷ lệ nhất định. Sau đó được trộn cùng nhựa đường với tỷ lệ thiết kế phù hợp và nhiệt độ cao. Sau đó, hỗn hợp được sử dụng để thảm mặt đường giao thông.

  • Bê tông nhựa nóng Polyme: Là sản phẩm được cải tiến khi bổ xung vật liệu nhựa đường Polymer. Bê tông nhựa nóng Polymer được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 256-06. Với chất lượng và tính năng cao hơn so với BTNN thông thường. BTNN Polyme được ứng dụng trong những hạng mục có yêu cầu kỹ thuật cao.

Phân loại theo cỡ hạt danh định cốt liệu

Các kích cỡ hạt thường để phân loại BTN được sử dụng phổ biến nhất là: 50 mm; 37.5 mm; 25.0 mm; 19.0 mm; 12.5 mm; 9.5 mm; 4.75 mm.

BTN nóng hạt thô: Bê tông nhựa hạt thô là gì? Là hỗn hợp mà kích thước hạt là lớn nhất từ 37.5mm cho đến 50mm

BTN nóng hạt trung: Là hỗn hợp mà kích thước cấp độ hạt từ 37.5mm cho đến 12.5mm

BTN nóng hạt mịn: Bê tông nhựa hạt mịn là gì? Là hỗn hợp mà kích thước cấp độ hạt từ 12.5mm đến 4.75mm

BTN nóng cát mịn: Là hỗn hợp kích thước cấp độ hạt nhỏ dưới 4.75mm

Bê tông nhựa nguội

Bê tông nhựa nguội chỉ hỗn hợp BTN được trộn ở nhiệt độ thông thường. Vật liệu được ứng dụng trong việc sửa chữa, vá ổ gà trên mặt đường. Đồng thời được sử dụng để rải mới lên các lớp mặt đường đã qua sử dụng.

Thành phần cốt liệu của BTN nguội gồm đá, cát, bột khoáng. Thay vì sử dụng nhựa đường ở nhiệt độ cao, chất kết dính sử dụng là nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương ở nhiệt độ bình thường. Trong cấp phối có thể bổ xung thêm phụ gia để tăng khả năng bám dính theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Với nhiệt độ nguội và không phải thi công rải trực tiếp thảm mặt đường như BTN nóng. Vật liệu còn được sử dụng làm sản phẩm BTN nguội đóng bao rất tiện lợi cho việc bảo quản và sử dụng. Trên thị trường các loại sản phẩm BTN nguội đóng bao đem lại giải pháp thi công đơn giản. Đồng thời, sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí khá lớn cho công trình so với BTN nóng.

Sửa chữa mặt đường bằng bê tông nhựa nguội

Phân loại theo độ rỗng dư

  • Bê tông nhựa chặt (viết tắt là BTNC): Độ rỗng dư từ 3% đến 6%, dùng làm lớp mặt trên và lớp mặt dưới. Trong thành phần hỗn hợp bắt buộc phải có bột khoáng.

  • Bê tông nhựa rỗng (viết tắt là BTNR): Có độ rỗng dư từ 7% đến 12% và loại này chỉ áp dụng làm lớp móng.

  • Bê tông nhựa rỗng thoát nước (viết tắt là BTNRTN): Là loại BTN có cấp phối cốt liệu gián đoạn. Hỗn hợp sử dụng nhựa đường cải thiện, có độ rỗng dư cao từ 18 đến 22%).

Bê tông nhựa chặt

Bê tông nhựa chặt rải móng, làm mặt đường làm loại BTN nóng. Trên thực tế BTN chặt được phân loại theo chất lượng bê tông ra làm hai loại như sau: BTNC loại 1 và BTNC loại 2.

Bê tông nhựa chặt loại 1 là gì?

BTN chặt loại 1 là hỗn hợp có chất lượng cao nhất. Vật liệu được sử dụng làm lớp mặt đường cấp cao A1.

Bê tông nhựa chặt loại 2 là gì?

BTN chặt loại 1 là hỗn hợp có chất lượng thấp hơn. Vật liệu được sử dụng làm lớp mặt đường cấp cao A2.

Bê tông nhựa rỗng

Với độ rỗng lớn hơn BTN chặt. BTN rỗng cho phép nước mưa ở trên bề mặt thẩm thấu dễ dàng hơn xuống lớp đá bên dưới. Nước được dẫn sang hai bên lề đường theo hệ thống thoát nước, đồng thời thẩm thấu một phần xuống nền đường. Mức giá BTN rỗng cao hơn so với BTN chặt từ 10% cho đến 30%. Tuy nhiên, BTN rỗng giúp giảm các chi phí khác như bố trí thoát nước, giảm khối lượng đào đắp.

BTN rỗng được phân ra làm ba loại:

  • Bê tông nhựa rỗng 19 hay còn gọi là R19: kích cỡ danh định hạt lớn nhất là 19mm. Tương ứng cỡ hạt lớn nhất 25mm.
  • Bê tông nhựa rỗng 25 hay còn gọi là R25: kích cỡ danh định hạt lớn nhất là 25mm. Tương ứng cỡ hạt lớn nhất 31.5mm.
  • Bê tông nhựa rỗng 37.5 hay còn gọi R37.5: kích cỡ danh định hạt lớn nhất là 37.5mm. Tương ứng cỡ hạt lớn nhất 50mm.
Thi công thảm bê tông mặt đường

Trình tự thi công bê tông nhựa rỗng thoát nước

  • Bước 1: Đào đất nền tới cao độ theo thiết kế thi công, không cần đầm nén

  • Bước 2: Tại các khu vực bị thấm nước tiến hành đắp đất cũng không cần phải đầm chặt nếu đã ổn định.

  • Bước 3: Tiến hành thi công vải địa kỹ thuật không dệt khi nền đất đạt tới cao độ theo thiết kế.

  • Bước 4: Rải lớp đá sạch kích thước đồng đều lên bề mặt vải địa kỹ thuật. Tiếp theo tiến hành thi công lớp đá dăm có kích thước nhỏ lên trên bề mặt.

  • Bước 5: Tiến hành rải lớp BTN rỗng thoát như thi công lớp BTN thông thường. Đầm chặt bằng xe lu tải trọng 10 tấn từ 2 đến 3 lần.

  • Bước 6: Sử dụng sau 24 tiếng từ khi hoàn thành mặt đường BTN rỗng. Thường xuyên theo dõi bề mặt nền đường để phát hiện các vấn đề ảnh hưởng và kịp thời xử lý. Nên tiến hành vệ sinh để tránh nước bẩn, vật liệu vụn chèn kín phía trên bề mặt.

  • Bước 7: Tiến hành sửa chữa khắc phục các hư hỏng xảy ra nếu có bằng BTN đặc. Không nên sử dụng quá 10% diện tích.

Phân loại theo đặc tính cấp phối của hỗn hợp cốt liệu

  • Bê tông nhựa cấp phối chặt: Là hỗn hợp BTN xử dụng các kích thước hạt thô, hạt trung gian và hạt minh gần giống nhau. Kích thước đồng đều nên việc đầm nén sẽ có độ khí cao nhất và liên kết tốt nhất. BTN chặt có độ rỗng dư nhỏ từ 3% đến 6%.

  • Bê tông nhựa cấp phối gián đoạn: Là hỗn hợp BTN sử dụng tỷ lệ hạt thô và hạt mịn nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng hạt trung gian rất ít. Với cấp phối này giúp các hạt thô có thể chèn và liên kết tốt với nhau. Tuy nhiên, hỗn hợp này dễ bị xảy ra hiện tượng phân tầng trong quá trình rải thảm. BTN cấp phối gián đoạn có độ rỗng lớn hơn so với BTN chặt.

  • Bê tông nhựa cấp phối hở: Là hỗn hợp BTN trong đó cốt liệu hạt mịn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Loại BTN này có độ rỗng dư lớn nhất trong 3 loại này. Vật liệu được sử dụng chủ yếu để thi công lớp móng và thường không sử dụng bột khoáng. Độ rỗng dư của BTN cấp phối hở từ 7% đến 12%.

Phân loại theo chức năng trong kết cấu mặt đường

Bê tông nhựa độ nhám cao: Là hỗn hợp sử dụng để tạo nhám tăng khả năng ma sát và chống trượt. Đây là hỗn hợp sử dụng để tạo lớp phủ bề mặt đường. Với đặc tính này bề mặt đường sẽ tránh được các vấn đề như trơn trượt. Đồng thời, với thời tiết mưa gió hay ẩm ướt giúp giao thông đi lại được tốt hơn. BTN độ nhám cao còn giúp giảm vấn đề về tiếng ồn của phương tiện đi lại. Lớp BTN này thường sử dụng là BTN rỗng có độ rỗng dư từ 15% đến 22% hoặc BTN cấp phối gián đoạn có độ rỗng dư 10% đến 15%. Cần lưu ý phải sử dụng nhựa đường cảu thiện để chế tạo loại BTN này.

Bê tông nhựa mặt đường:

  • BTN dùng làm lớp mặt trên: thường sử dụng BTN chặt
  • BTN dùng làm lớp mặt dưới: thường sử dụng BTN chặt.

Bê tông nhựa dùng làm lớp móng: BTN chặt và BTN rỗng đều có thể sử dụng để làm lớp móng. Tuy nhiên, BTN rỗng sẽ có giá thành thấp hơn do không tính đến chi phí bột khoán. Đồng thời hàm lượng sử dụng BTN rỗng sẽ ít hơn so với BTN chặt.

Bê tông nhựa cát: Hỗn hợp được sử dụng làm lớp mặt tại các nơi có lưu lượng đi lại không lớn. Các cung đường có xe tải trọng nhỏ đi lại, khu vực vỉa hè, xe thô sơ cũng sử dụng hỗn hợp BTN này. BTN cát sử dụng cốt liệu cát là cát nghiền mịn, cát tự nhiên hoặc pha trộn lẫn nhau.

Mặt đường rải nhựa bê tông

Các câu hỏi đối liên quan

Bê tông nhựa polyme là gì?

  • Hỗn hợp bê tông nhựa Polyme hay còn gọi là Polime là hỗn hợp BTN nóng có đặc tính cao. Vật liệu được ứng dụng thi công cho mặt đường cao tốc. Ưu điểm của bê tông nhựa Polime là là không bị chảy và nứt vỡ dưới nhiệt độ cao lên đến 90 độ C. Khả năng chịu tải rất tốt, không bị hằn lún cả trong điều kiện nhiệt độ thấp. Vật liệu tạo độ bằng phẳng cao và gia tăng khả năng ma sát của mặt đường.

  • Thông thường đối với mặt đường cao tốc sẽ sử dụng BTN Polyme cấp phối gián đoạn. Cấp phối BTN Polime này có độ rỗng lớn từ 12% trở lên. Đồng thời, khả năng chịu mài mòn cao để có thể tạo ra lớp phủ có độ ma sát lớn.

  • Vật liệu sử dụng sản xuất BTN Polime là đá, cát, bột khoáng trộn nóng. Nhựa đường Polime sử dụng là loại PMBI, PMBII, PMBIII.

Bê tông nhựa C12.5 là gì?

  • Bê tông nhựa C12.5 hay còn ký hiệu là C12 5. Đây là hỗn hợp BTN chặt nóng với kích cỡ hạt danh định lớn nhất 12.5 mm.

  • Tỷ trọng bê tông nhựa C12.5 phụ thuộc vào cấp phối thiết kế. Trung bình tỷ trọng sẽ dao động từ 2.4 tấn/m3 đến 2.5 tấn/m3.

Phân loại BTN 12.5 theo độ nhám làm hai loại:

  • BTN C12.5 loại 1: Độ nhám cao nhất tăng khả năng bám dính. Vật liệu thường được sử dụng cho lớp mặt trên.

  • BTN C12.5 loại 2: Độ nhám thấp hơn nên khản năng bám dính ở mức trung bình. Vật liệu thường được sử dụng cho lớp mặt dưới.

Phân loại BTN C12 5 theo độ rỗng dư:

  • BTN C12.5 chặt vừa: độ rỗng dư từ 5% đến 6%

  • BTN C12.5 chặt: độ rỗng dư từ 4% đến 5%

  • BTN C12.5 rất chặt: độ rỗng dư từ 3% đến 6%

Thi công bê tông nhựa nguội rải mặt đường

Bê tông nhựa C12.5 là hạt trung hay mịn?

Đây là hỗn hợp BTN hạt trung.

Bê tông nhựa C19 là gì?

Là hỗn hợp BTN nóng hạt thô có kích cỡ hạt danh định lớn nhất là 19mm. Hàm lượng nhựa đường sử dụng trong hỗn hợp  BTN C19 là từ 4.8 đến 5.8 %. Tỷ trọng BTN C19 dao động từ 2.35 tấn/m3 đến 2.5 tấn/m3.

Bê tông nhựa C19 là hạt trung hay mịn?

Đây là hỗn hợp BTN hạt trung.

Bê tông nhựa C9.5 là gì?

Bê tông nhựa C9.5 hay còn gọi là C9 5. Là hỗn hợp BTN nóng hạt mịn có kích cỡ hạt danh định lớn nhất là 9.5mm. Hàm lượng nhựa đường sử dụng trong BTN nóng C9.5 từ 5.2% đến 6.2%. Bê tông nhựa hạt mịn C9.5 có tỷ trọng trung bình từ 2.35 tấn/m3 đến 2.4 tấn/m3.

1 tấn bê tông nhựa bằng bao nhiêu m2?

1 tấn bê tông nhựa rải được bao nhiêu m2? Trên thực tế diện tích rải mặt đường phụ thuộc vào chiều dày lớp thảm. Nếu chiều dày càng lớn thì diện tích sử dụng được càng giảm đi. Có thể tạm thời căn cứ theo tỷ lệ sử dụng 16.62 tấn/100m2 đối với BTN hạt trung thảm dày 7cm.

Quy đổi bê tông nhựa từ m3 sang tấn như thế nào?

Các câu hỏi liên quan:

  • 1 khối (m3) bê tông nhựa bằng bao nhiêu tấn?

  • Quy đổi từ m2 bê tông nhựa sang tấn

 Đối với các loại BTN nóng C9.5 C12.5 hay C19 đều có tỷ trọng hơi khác nhau. Căn theo tỷ lệ trung bình của các loại để có thể lựa chọn tính toán chính xác nhất. Tuy nhiên, có thể nhận thấy 1m3 bê tông nhựa bằng 2.3 tấn cho đến 2.5 tấn.

1 tấn bê tông nhựa bao nhiêu tiền?

Câu hỏi tương tự: giá 1 khối bê tông nhựa bao nhiêu tiền?

Đối với mức giá của 1 tấn BTN phụ thuộc nhiều vào đơn giá áp dụng tại từng địa phương và nhà sản xuất. Đơn giá tham khảo của BTN trên thị trường dao động từ 900.000 VNĐ/tấn cho đến 1.100.000 VNĐ/tấn. Tuy nhiên, để lấy được đơn giá chính xác nhất cho 1 khối thì nên liên hệ.

Sàn bê tông nhựa được làm từ đâu?

Sàn bê tông nhựa thực tế là loại sàn nhựa giả bê tông được sử dụng làm phương án hoàn thiện bề mặt sàn. Đặc tính dẻo, đàn hồi và dễ dàng thi công lót trên bề mặt. Do vậy, sàn BTN được nhiều gia đình sử dụng để trang trí bên trong căn nhà.

Các tiêu chuẩn TCVN nào về bê tông nhựa?

TCVN 8819 : 2011: Mặt đường BTN nóng yêu cầu thi công và nghiệm thu.

TCVN 8860-1: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall.

TCVN 8860-4: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 4: Xác định tỷ trọng rời lớn nhất, khối lượng riêng của BTN ở trạng thái rời.

 TCVN 8860-5: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của BTN đã đầm nén.

TCVN 8860-7: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát.

TCVN 8860-8: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn.

TCVN 8860-9: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 9: Xác định độ rỗng dư.

TCVN 8860-10: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu.

TCVN 8860-12: 2011 BTN – Phương pháp thử-Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của BTN.

TCVN 8820:2011 Hỗn hợp BTN nóng-Thiết kế theo phương pháp Marshall.

TCVN 8864: 2011 Mặt đường ô tô- Xác định độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3,0 mét.

TCVN 8865: 2011 Mặt đường ô tô- Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI.

TCVN 8866:2011 Mặt đường ô tô-Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát-Thử nghiệm.

TCVN 8819 : 2011 7 TCVN 8817-1:2011 Nhũ tương nhựa đường axit- Phần 1-Yêu cầu kỹ thuật.

 TCVN 8818-1:2011 Nhựa đường lỏng- Phần 1-Yêu cầu kỹ thuật.

AASHTO T 176: Phương pháp xác định hệ số đương lượng cát –ES của đất và cốt liệu.

AASHTO T 324-04: Phương pháp xác định độ hằn lún vệt bánh xe của mẫu BTN nóng đã đầm nén bằng thiết bị Hamburg Wheel-Track.