Gạch siêu nhẹ hay còn gọi là gạch bê tông nhẹ không hề xa lạ trong xây dựng. Đây là loại gạch có kích thước lớn, trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các gạch xây khác. Với những tính năng vượt trội về chống nóng, chống cháy, cách âm, cách nhiệt v.v.. Rất nhiều các công trình hiện đang sử dụng để thay thế gạch truyền thống theo xu hướng phát triển xây dựng xanh.

Chúng tôi đã có bài phân tích chi tiết về các loại bê tông siêu nhẹ tại đây. Điều đó cho thấy có các loại gạch siêu nhẹ hiện nay: Gạch bê tông nhẹ AAC, Gạch bê tông bọt CLC, Gạch bê tông xốp EPS.

Trong bài viết này, GachBeTongNhe đơn vị số 1 về bê tông khí chưng áp loại bê tông siêu nhẹ cao cấp nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu thật chi tiết ưu nhược điểm của gạch siêu nhẹ ra làm sao nhé!

Xây nhà ở bằng gạch siêu nhẹ AAC chống nóng chống cháy cách âm cách nhiệt
Công trình xây nhà bằng gạch siêu nhẹ AAC

Gạch siêu nhẹ AAC hay còn gọi là Gạch bê tông khí chưng áp, Gạch AAC. Đối với dòng gạch siêu nhẹ, Gạch bê tông khí chưng áp được đánh giá ở phân khúc cao cấp nhất. Đây là tiêu chí khi xét về tính năng, độ chuyên nghiệp và cả giá thành.

Đã có bài viết phân tích rất chi tiết về ưu nhược điểm gạch AAC tại đây. Các bạn nên tham khảo qua bài viết này để có cái nhìn sâu sắc và cụ thể đối với dòng gạch siêu nhẹ này.

Qua đánh Ưu nhược điểm của gạch siêu nhẹ AAC thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà bê tông khí chưng áp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới như vậy. Thậm chí, tỷ lệ sử dụng gạch AAC cho các công trình xây dựng lên tới 70-80% ở các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Còn Singapore vẫn âm thầm nhập khẩu Gạch AAC từ Việt Nam về tận nơi để xây dựng.

Nhà khung thép xây gạch bê tông khí chưng áp AAC
Nhà khung thép xây bằng gạch bê tông khí chưng áp

Khi đánh giá ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ hay bất cứ loại vật liệu nào khác. Ưu điểm và nhược điểm sẽ luôn tồn tại song song. Tuy nhiên, xét về góc độ chuyên môn xây dựng nhược điểm của gạch siêu nhẹ AAC đều tập chung ở việc hướng dẫn, phổ cập, và chi phí đầu tư sản xuất là chính.

Gạch AAC vượt trội về trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy. Những ưu điểm này được thể hiện bởi công nghệ hiện đại. Quy mô sản xuất chuyên nghiệp, thí nghiệm chặt chẽ từ cơ quan chức năng. Gạch AAC luôn dễ dàng phê duyệt hơn so với các dòng gạch siêu nhẹ sản xuất nhỏ lẻ.

Ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ bọt khí CLC

Gạch bê tông bọt CLC là loại gạch có cấu trúc bọt khí khá giống với cấu trúc của gạch AAC. Tuy nhiên, gạch bê tông bọt (tiêng tiếng anh Cellular Lightweight Concrete) sản xuất dây chuyền nhỏ lẻ. Thiết bị máy móc sản xuất bê tông nhẹ CLC không đòi hỏi chi phí lớn.

Công nghệ sản xuất gạch bê tông CLC dễ dàng được áp dụng ở bất cứ địa phương nào. Chất lượng, mẫu mã gạch bê tông bọt CLC cũng thấp và dễ dàng phân biệt bằng mắt thường khi so sánh với gạch bê tông khí chưng áp AAC.

Cùng đánh giá ưu nhược điển của gạch bê tông nhẹ CLC:

Ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ CLC
Gạch bê tông bọt CLC

Ưu điểm của gạch bê tông bọt CLC

1. Chi phí đầu tư thấp

Chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ CLC thấp. Các thiết bị có thể mua về và tự sản xuất để phục vụ theo nhu cầu kinh doanh. So với dây chuyền sản xuất bê tông khí chưng áp phải ứng dụng công nghệ từ nước ngoài vào sản xuất. Việc sản xuất gạch bê tông bọt CLC ở Việt Nam thì khá đơn giản. Đây chính là ưu điểm lớn khi xét về mặt kinh phí đầu tư trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao như hiện nay.

2. Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng của gạch bê tông bọt CLC cũng rất nhẹ so với các loại gạch xây truyền thống. Trọng lượng dao động từ 700kg/m3 đến 750kg/m3. Trọng lượng nhẹ giúp dễ dàng vận chuyển, thi công nhanh chóng hơn so với các loại gạch xây nặng khác.

3. Khả năng chống nóng

Gạch bê tông bọt CLC có khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt. Với cấu trúc bọt khí và cấp phối đặc chưng của bê tông bọt. Dù không trải qua công đoạn chưng trong nồi áp suất lớn như gạch AAC. Tuy nhiên, gạch bê tông bọt CLC vẫn có khả năng chống nóng vượt trội. Chính điều này mà các tỉnh thành ở xa nơi khí hậu khắc nghiệt việc sử dụng gạch bê tông bọt CLC là lựa chọn rất tốt cho ngôi nhà.

4. Khả năng cách âm

Khả năng cách âm đến từ cấu trúc các lỗ rỗng nhỏ liên kết bên trong của gạch CLC. Khi âm thanh đi vào trong viên gạch sẽ bị phân tán và hấp thụ qua từng lỗ rỗng này. Điều này mang lại khả năng cách âm cao của gạch bê tông bọt CLC.

5. Dễ dàng thi công

Trọng lượng nhẹ, kích thước lớn nên việc thi công dễ dàng hơn nhiều so với gạch xây thông thường.

6. Tiết kiệm chi phí

Do sản xuất không đòi hỏi cao về công nghệ và đầu tư, do vậy giá gạch bê tông bọt CLC rẻ hơn rất nhiều. Đồng thời việc xây gạch bê tông bọt tiết kiệm thời gian, nhân công đáng kể trong tổng chi phí đầu tư.

Nhược điểm của gạch bê tông bọt CLC

1. Độ chính xác thấp

Gạch bê tông bọt CLC được đúc theo khuôn đúc gạch bê tông nhẹ và thao tác khá thủ công. Do vậy rất khó để đảm bảo kích thước và bề mặt gạch bê tông bọt được chính xác. Luôn có sai số về kích thước, độ phẳng của bề mặt viên gạch. Điều này làm ảnh hưởng thi công, tốn chi phí tô trát hoàn thiện mặt tường.

2. Công suất sản xuất thấp

Dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ bọt CLC
Dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt CLC

Sử dụng dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ với chi phí thấp, quy mô nhỏ. Do vậy công suất sản xuất gạch CLC khá thấp. Công suất không đáp ứng cho việc xây dựng các công trình lớn, đòi hỏi tiến độ giao hành nhanh.

3. Tính thẩm mỹ thấp

Xét về góc độ thẩm mỹ khi xây thô, bề mặt tường dễ bị sai lệch độ phẳng. Bề mặt không đẹp khó đảm bảo về tiêu chí thẩm mỹ như xây bằng gạch AAC sản xuất chuyên nghiệp.

4. Chưa đạt tiêu chuẩn trong xây dựng

Các sản phẩm gạch bọt CLC thường tự sản xuất không được kiểm tra, thí nghiệm và cấp các chứng nhận trong xây dựng. Việc chưa tiêu chuẩn hóa trong hồ sơ dẫn tới khó được chủ đầu tư phê duyệt đối với các dự án xây dựng.

5. Khó kiểm soát chất lượng

Việc sản xuất bằng công nghệ nhỏ, chi phí thấp nên kiểm soát chất lượng sản phẩm thấp. Việc đánh giá chất lượng thường dựa trên kinh nghiệm của nhà sản xuất và người thợ thi công là chính.

Ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ xốp EPS

Ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ EPS
Gạch bê tông xốp EPS

Gạch bê tông xốp EPS là gạch được sản xuất từ công nghệ bê tông nhẹ EPS. Tuy nhiên, bê tông nhẹ EPS được ứng dụng chủ yếu hơn trong sản xuất tấm bê tông nhẹ. Tấm bê tông nhẹ EPS sử dụng thi công theo phương pháp lắp ghép tương tự như tấm bê tông nhẹ ALC.

Sản phẩm gạch bê tông nhẹ EPS rất ít khi được sử dụng do tính cơ động và chất lượng khó thuyết phục mọi người. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ EPS tại đây. Trong bài viết này chúng tôi đã trình bày rất chi tiết về dòng bê tông nhẹ EPS.

Về nhược điểm lớn nhất của bê tông nhẹ EPS chúng tôi cho rằng ở tính đồ nhất của vật liệu. Do hạt xốp EPS không hề đồng nhất với hỗn hợp bê tông và cốt thép. Việc thay đổi nhiệt độ hay cường độ của hạt xốp không cân bằng với hai vật liệu còn lại. Điều này dẫn đến hiện tượng tường có thể bị nứt khi xây bằng gạch bê tông xốp EPS.

Lời kết

Bất cứ vật liệu xây dựng nào cũng đều có ưu nhược điểm. Trong bài viết trên GachBeTongNhe đã tổng hợp và chia sẻ về ưu nhược điểm của gạch siêu nhẹ  AAC, CLC, EPS. Đây là 03 dòng gạch siêu nhẹ khá phổ biến. Hi vọng các bạn có được những thông tin hữu ích cho công trình xây dựng của mình.