Bê tông xốp hay còn gọi là bê tông bọt xốp, bê tông xốp siêu nhẹ. Đây là một trong những loại bê tông siêu nhẹ đặc chưng bởi cấu trúc dạng xốp. Dạng “xốp” ở đây có thể là chỉ cấu trúc các lỗ rỗng nhỏ liên kết với nhau. Đồng thời, đây cũng có thể là hỗn hợp bê tông trộn hạt xốp EPS cách nhiệt.

Vật liệu bê tông này có trọng lượng nhẹ, nếu so sánh với bê tông thông thường là 2400kg/m3. Bê tông bọt xốp có trọng lượng riêng nhẹ hơn rất nhiều, dao động từ 600 kg/m3 đến 1000 kg/m3. Loại bê tông này có khả năng chống nóng rất tốt và tính cách âm, cách nhiệt cao.

Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ khái niệm xốp đối với vật liệu bê tông này. Thứ nhất là loại bê tông có cấu trúc lỗ rỗng trông giống như xốp. Thứ hai là loại bê tông trộn cùng với các hạt xốp. Tức là, trên thực tế sẽ có một số loại cần được phân biệt rõ ràng. Các bạn hãy cùng GachBeTongNhe tìm hiểu chi tiết hơn về điều này sau đây nhé.

Tấm bê tông xốp EPS

Các loại bê tông bọt xốp

Bê tông khí chưng áp (AAC)

Đây là sản phẩm được đánh giá ở phân khúc cao cấp nhất trong dòng bê tông siêu nhẹ. Cấu trúc của bê tông khí chưng áp là vô số các tinh thể lỗ rỗng liên kết với nhau. Trải qua thời gian dài chưng trong nồi áp suất cao dưới điều kiện hơi nước bão hòa. Các thành phần hóa học phản ứng hoàn toàn và đồng nhất với nhau tạo thành cấu trúc “xốp tổ ong”. Cấu trúc này bền vững về mặt chịu lực, đồng thời nổi tiếng trên thế giới về khả năng cách nhiệt, chống nóng, chống cháy.

Loại bê tông xốp chưng áp còn được gọi tên quốc tế là AAC. Suốt hành trình dài 100 năm qua tại các cường quốc trên thế giới, loại vật liệu này đóng vai trò quan trọng cho các công trình xây dựng. Các sản phẩm chính được sản xuất ra là Gạch bê tông nhẹ AAC, Tấm bê tông nhẹ ALC. Ứng dụng của các sản phẩm để xây nhà, lắp ghép nhà tiền chế, chống nóng sân mái và chống cháy.

Nhà máy bê tông khí chưng áp
Nhà máy bê tông khí chưng áp

Bê tông bọt khí không chưng áp (CLC)

Bê tông bọt khí không chưng áp CLC có cấu trúc gần giống với bê tông khí chưng áp AAC. Tuy nhiên, đây là dòng bê tông bọt siêu nhẹ được sản xuất mang tính chất thủ công. Việc sản xuất bê tông CLC không đòi hỏi lớn về quy mô và công nghệ hiện đại như AAC. Sản phẩm chủ yếu là gạch bê tông bọt thông thường để chống nóng, xây nhà ở các địa phương. Ngoài ra bê tông bọt CLC cũng được sản xuất các dạng tấm bê tông nhẹ đúc sẵn. Các tấm bê tông nhẹ này lắp ghép các kết cấu tường, vách ngăn là chủ yếu.

Sản phẩm gạch bê tông bọt thông thường không chưng áp

Bê tông hạt xốp (EPS)

Bê tông EPS là dạng hỗn hợp bê tông được trộn với các hạt xốp EPS. Các hạt xốp EPS (Expandable Polystyrene) được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất hiện nay. Nhờ đặc tính cứng, chịu lực, khả năng cách nhiệt và chống cháy lan tốt. Đặc biệt là ở trọng lượng, chúng ta thường nói ví von rằng “nhẹ như xốp”. Việc đưa các hạt EPS vào trong hỗn hợp bê tông giúp giảm tải trọng đáng kể.

Ứng dụng của bê tông hạt EPS được đưa vào để sản xuất các tấm bê tông xốp EPS. Sản phẩm xây dựng này còn thường gọi là tấm bê tông nhẹ EPS. Tấm EPS và Tấm ALC đều là sản phẩm cùng phân khúc xây nhà lắp ghép. Đối với kết cấu tường lắp ghép sản phẩm có thể có hoặc không có cốt thép gia cường bên trong. Còn đối với lắp ghép sàn bê tông nhẹ thì các tấm này cần bổ xung 02 lưới cốt thép để đảm bảo khả năng chịu tải tốt nhất.

Ngoài ra bê tông hạt xốp EPS còn chia nhỏ kích thước giống dạng gạch bê tông nhẹ AAC. Gạch bê tông xốp phù hợp với giải pháp chống nóng hoặc tôn nền nhà hơn là xây nhà hiện nay.

Bê tông lõi hạt xốp EPS
Bê tông hạt EPS

Gạch bê tông xốp nào tốt nhất?

Gạch AAC là loại gạch xây nhà tốt nhất hiện nay trong phân khúc. Dòng gạch siêu nhẹ AAC là loại gạch được sử dụng mạnh mẽ trong xây dựng. Với tiêu chuẩn và công nghệ sản xuất hiện đại của CHLB Đức. Cấu trúc tinh thể dạng bọt khí đã khẳng định được các tính năng vượt trội cho các công trình. Sản phẩm được ứng dụng xây toàn bộ kết cấu tường bao, vách ngăn. Đồng thời, còn làm giải pháp thông minh và hiệu quả cho việc chống nóng, tôn nền nhà.

Với trọng lượng siêu nhẹ, khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ vĩnh cửu. Không chỉ các nước trên thế giới sử dụng nhiều nhất, mà ở Việt Nam dòng bê tông khí cao cấp này đã và đang ngày một phát triển hơn. Đi đầu trong việc đầu tư và sản xuất dòng gạch chất lượng cao này hiện nay có thể nhắc đến hai thương hiệu: Viglacera và Eblock.

Các sản phẩm từ bê tông khí chưng áp AAC

Gạch AAC là loại gạch bê tông xốp chống nóng cho hiệu quả tốt nhất hiện nay. Với hệ số dẫn nhiệt chỉ 0.11 ÷ 0.22 W/m0K cho thấy khả năng chống nóng cao gấp 6 đến 8 lần gạch xây thông thường.

Trên thực tế việc ứng dụng bê tông hạt xốp EPS sản xuất gạch không phổ biến. Trên thị trường, hai dòng gạch bê tông xốp dễ có thể khiến bạn nhầm lẫn là Gạch AAC và Gạch CLC. GachBeTongNhe đã có bài viết rất chi tiết về gạch bê tông bọt khí tại đây. Các bạn có thể tham khảo để hiểu thêm thật chi tiết nhé.

Tấm bê tông xốp nào tốt nhất?

Có hai loại tấm bê tông xốp phổ biến nhất cho thị trường lắp ghép hiện nay. Đó là Tấm bê tông nhẹ ALC và Tấm bê tông nhẹ EPS. Các loại tấm bê tông xốp làm sàn, làm tường lắp ghép cho các công trình như nhà thép, nhà tiền chế. Việc thi công lắp ghép linh hoạt giúp đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí đầu tư. Đồng thời tấm bê tông xốp chống nóng và chống cháy giúp nâng cao tính năng bên trong khi đưa vào sử dụng.

Ngoài ra do bề mặt của tấm bê tông nhẹ rất bằng phẳng, chính vì vậy phương pháp tô trát hoàn thiện cũng rất linh hoạt. Thông thường chúng ta sẽ không tiến hành tô trát như cách truyền thống. Hiện nay đa số cách công trình lắp ghép tấm bê tông nhẹ đều dùng bột bả Skimcoat để bả hoàn thiện. Chiều dày lớp bả Skimcoat chỉ khoảng 3mm đến 4mm (bao gồm Skimcoat lót 401, và lớp hoàn thiện Skimcoat 402 hoặc 403).

Tấm bê tông nhẹ ALC

Tấm ALC sản xuất từ bê tông khí chưng áp AAC kết hợp cốt thép gia cường. Đây là dòng sản phẩm mới tại Việt Nam ở phân khúc cao cấp nhất của bê tông khí. Ứng dụng trong việc thi công tường sàn bê tông xốp bằng tấm ALC. Sản phẩm được kiểm nghiệm chặt chẽ các thông số kỹ thuật từ Viện chuyên ngành bê tông IBST. Đồng thời với chỉ số chống cháy của Tấm ALC do cơ quan PCCC chứng nhận EI240. Chỉ số cao nhất hiện nay với các loại bê tông nhẹ tại Việt Nam. Trọng lượng của Tấm bê tông ALC từ 700 kg/m3 đến 800 kg/m3. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo về tấm bê tông nhẹ ALC tại đây.

Thi công sàn bê tông xốp lắp ghép bằng tấm panel ALC bê tông khí chưng áp

Tấm bê tông nhẹ EPS

Tấm EPS thi công tường sàn bê tông xốp bằng tấm EPS lắp ghép. Trọng lượng của tấm bê tông EPS từ 1200kg/m3 cho đến 1400kg/m3 phụ thuộc vào thi công tường lắp ghép hoặc sàn bê tông nhẹ. Khả năng cách nhiệt và chống cháy EI 120 hiệu quả cho các công trình. Tấm bê tông EPS có một điểm cộng là được sản xuất khá phổ biến ở Việt Nam. Không như tấm ALC chỉ được sản xuất ở một vài nhà máy đầu tư dây truyền và thiết bị lớn. Việc sản xuất tấm EPS về mặt chi phí và quy mô có thể dễ dàng đáp ứng hơn trong điều kiện phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Tấm bê tông hạt xốp chống nóng EPS được sử dụng làm kết cấu tường, vách ngăn và sàn bê tông nhẹ lắp ghép. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về tấm bê tông nhẹ EPS tại đây.

Hình ảnh tấm bê tông xốp EPS chuẩn bị vận chuyển để lắp đặt tại công trình

Bê tông xốp giá bao nhiêu?

Giá gạch bê tông nhẹ AAC chất lượng cao nhất có giá từ 1.350.000 VNĐ/m3 đến 1.450.000 VNĐ/m3.

Giá tấm tường bê tông nhẹ ALC không lõi thép có giá khoảng 2.300.000 VNĐ/m3

Giá tấm bê tông nhẹ ALC có lõi thép làm tường và sàn lắp ghép từ 3.000.000 VNĐ/m3 đến 3.350.000 VNĐ/m3

Giá tấm tường bê tông nhẹ EPS có mức giá từ 3.000.000 VNĐ/m3 đến 3.400.000 VNĐ/m3

Giá tấm sàn bê tông nhẹ EPS có giá từ 3.800.000 VNĐ/m3 đến 4.000.000 VNĐ/m3

Để cập nhật báo giá gạch và tấm bê tông xốp mới nhất tại nhà máy Viglacera, Eblock. Các bạn vui lòng liên hệ Hotline của nhà máy:

  • Miền Bắc: 0987.254.929

  • Miền Nam: 0926.422.422

Báo giá gạch bê tông xốp AAC xây nhà chống nóng

Giá gạch bê tông xốp bao nhiêu còn phụ thuộc vào thương hiệu và khu vực sản xuất. Hiện nay đối với gạch bê tông xốp phân khúc cao cấp, hai nhà máy đạt chất lượng hàng đầu là thương hiệu Viglacera (miền Bắc) và Eblock (miền Nam). Để cập nhật báo giá của hai thương hiệu này các bạn có thể tham khảo tại đây:

Hoàn thiện tường xây bằng gạch bê tông nhẹ AAC với bột bả Skimcoat 401

Báo giá tấm bê tông xốp ALC EPS làm tường sàn lắp ghép

Giá tấm bê tông xốp bao nhiêu? Ngoài đơn giá mà GachBeTongNhe đã tổng hợp bên trên. Các sản phẩm tấm ALC của Viglacera, Eblock và tấm EPS được chúng tôi thường xuyên cập nhật tại đây nhé:

Hình ảnh thực tế tấm bê tông nhẹ ALC của nhà máy Eblock

Địa chỉ nơi bán gạch và tấm bê tông xốp uy tín

GachBeTongNhe tự hào là thương hiệu uy tín chuyên cung cấp gạch AAC, tấm panel ALC, tấm EPS. Đây là các sản phẩm thuộc phân khúc bê tông xốp. Đặc biệt với dòng bê tông cao cấp khí chưng áp AAC, GachBeTongNhe tự hào đi đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Với các công trình xây dựng lớn nhỏ khắp các tỉnh thành. Các sản phẩm từ bê tông xốp cao cấp AAC, ALC, EPS luôn đảm bảo chất lượng. Quá trình đặt hành đơn giản, giao hàng nhanh, chuyên nghiệp luôn là hình ảnh của chúng tôi. GachBeTongNhe cam kết sản phẩm chính hãng, giá thành rẻ nhất, vận chuyển hàng tới mọi tỉnh thành:

Thông tin liên hệ

  • Công ty TNHH Sako Việt Nam

  • Nhà máy bê tông khí Viglacera, Khu công nghiệp Yên Phong, Long Châu, Yên Phong, Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Số 30, Phố Thú Y, Hoài Đức, Hà Nội – Google Map tại đây

  • Điện thoại: 0987.254.929

  • Website: gachbetongnhe.com.vn

  • Khu vực TPHCM: Khu công nghiệp Thịnh Phát, Lương Bình, Bến Lức, Long An

  • Điện thoại: 0926.422.422

Ưu nhược điểm của bê tông xốp

Để đánh giá bê tông xốp có tốt không chúng ta cần tìm hiểu ưu nhược điểm của vật liệu này. Tuy nhiên, đây là 1 trong số các loại bê tông siêu nhẹ mà GachBeTongNhe đã nói tới. Vì vậy các bạn có thể tìm hiểu bài viết chi tiết Ưu nhược điểm của bê tông siêu nhẹ tại đây. Ngoài ra, GachBeTongNhe xin được tóm tắt những đặc điểm về vật liệu này cho các bạn dễ hình dung.

  • Trọng lượng nhẹ kích thước lớn: giảm tải trọng công trình, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí xây dựng.

  • Bề mặt bằng phẳng dễ hoàn thiện: Bả skimcoat tường trực tiếp không cần trát, tiết kiệm vật tư và nhân công.

  • Khả năng chống nóng: Khả năng chống nóng cao vượt trội gấp nhiều lần gạch truyền thống.

  • Khả năng cách âm cách nhiệt: Hệ số dẫn nhiệt thấp, cấu trúc bọt khí và hạt EPS giúp cách âm hiệu quả.

  • Tính năng chống thấm bên trong lõi của bê tông tốt.

  • Vật liệu xây dựng nhẹ – xanh – thân thiện với môi trường.

Ứng dụng xây nhà bằng bê tông xốp

Xây nhà bằng bê tông xốp chống nóng hiệu quả với gạch AAC siêu nhẹ

Xây nhà chống nóng

Hình ảnh thi công xây nhà chống nóng bằng gạch và tấm bê tông AAC, ALC, EPS. Khả năng chống nóng vượt trội từ bê tông xốp cao cấp AAC giúp căn nhà luôn mát mẻ. Điều này còn giúp giảm chi phí điện năng chạy điều hòa.

Xây nhà lắp ghép

Việc xây nhà lắp ghép bằng bê tông xốp ứng dụng các sản phẩm tấm ALC, tấm EPS. Các tấm được sản xuất kích thước lớn, trọng lượng nhẹ. Việc lắp ghép được thực hiện cho toàn bộ hệ tường bao ngoài trời. Đồng thời các vách tường cũng được dựng lắp ghép toàn bộ. Quá trình thi công nhanh gọn và đảm bảo thẩm mỹ bề mặt tường luôn bằng phẳng.

Làm sàn bê tông nhẹ

Sàn bê tông xốp hay còn gọi là cấu trúc sàn bê tông nhẹ. Đây là hệ sàn được thi công hoàn toàn bằng phương pháp lắp ghép các tấm bê tông nhẹ ALC, EPS. Các tấm bê tông này được gia cường bằng cốt thép hai lớp bên trong. Điều này mang lại khả năng chịu tải ổn định. Hệ kết cấu sàn bê tông nhẹ này chịu tải tốt, thi công nhanh và chống rung ồn.

Làm tường vách bê tông nhẹ

Việc thi công tường vách bê tông xốp có thể áp dụng bằng gạch xây AAC hoặc ghép tấm ALC, EPS. Thông thường giá gạch xây sẽ rẻ hơn so với tấm panel. Việc dùng gạch xây sẽ thi công theo phương pháp xây tường gạch rất đơn giản. Còn nếu sử dụng tấm lắp ghép như ALC, EPS thì cần nắm rõ kỹ thuật thi công. Hệ tường vách khi lắp ghép có thể ghép theo phương ngang hoặc phương dọc tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

Làm trần bê tông nhẹ

Trần bê tông xốp được thi công chủ yếu bằng việc lắp ghép các tấm bê tông nhẹ. Việc thi công cũng tương tự như khi bạn thi công sàn bê tông nhẹ lắp ghép vậy. Tuy nhiên đối với hệ trần bạn có thể giảm yêu cầu về cốt thép đi. Do kết cấu trần mái ít sử dụng và chịu tải nhiều như sàn bê tông nhẹ. Vì vậy bạn có thể tham khảo kỹ thuật nhà máy để tư vấn giảm chiều dày hoặc giảm cốt thép đi cho tiết kiệm nhé.

Lời kết

Qua bài viết GachBeTongNhe tin rằng bạn đã hiểu rất rõ về vật liệu bê tông xốp này. Bạn sẽ không còn bị lầm lẫn giữa bê tông và xốp như chúng ta hay hình dung. Đây hoàn toàn là một loại vật liệu bê tông nhẹ hữu ích trong đời sống. Mỗi sản phẩm đều đem lại cho chúng ta những ứng dụng tích cực trong xây dựng hiện nay.

Chúc các bạn lựa chọn được những phương án xây nhà tốt nhất nhé! Trân trọng cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!